Danh mục

Chuyển nhượng Quyền sử dụng đất khi không được tách thửa

Số trang: 2      Loại file: doc      Dung lượng: 41.00 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Căn cứ theo Quyết định số 50/2010/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 (thay thếQuyết định số 1692/2008/QĐ-UBND ngày 26/7/2008) về việc Quy định diện tích tốithiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có hiệulực từ ngày 01/01/2011, thì do thửa đất của ông Nguyễn Văn Th. tọa lạc tại PhườngThuận Lộc là một trong bốn phường nội thành thành của TP Huế (Thuận Thành,Thuận Lộc, Thuận Hòa, Tây Lộc) nên thuộc sự điều chỉnh của Quyết định số2318/QĐ-UB ngày 07/10/1999 về việc ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo đồ ánQuy họach...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển nhượng Quyền sử dụng đất khi không được tách thửa Chuyển nhượng Quyền sử dụng đất khi không được tách thửaHỏi: Ông Nguyễn Văn Th. có một mảnh đất diện tích 300 m 2 là đất ở tại phườngThuận Lộc, TP Huế và muốn bán cho tôi 1/2 thửa đất. Tuy nhiên, khi làm thủ tục táchthửa để tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì được Bộ phận tiếp nhận vàtrả kết quả UBND Thành phố Huế trả lời là thửa đất của ông Nguyễn Văn Th. thuộcbốn phường nội thành nên không đủ điều kiện để tách thửa. Xin quý báo gi ải thích vìsao đất của ông Nguyễn Văn Th. không được tách thửa? Nếu tôi vẫn muốn mua 1/2thửa đất của ông Nguyễn Văn Th. có được không và b ằng cách nào đ ể tôi có th ể xáclập được quyền sử dụng của mình. (Minh Hải, TP Huế)Trả lời: Căn cứ theo Quyết định số 50 /2010/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 (thay thếQuyết định số 1692/2008/QĐ-UBND ngày 26/7/2008) về việc Quy định diện tích tốithiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Th ừa Thiên Hu ế có hi ệulực từ ngày 01/01/2011, thì do thửa đất của ông Nguyễn Văn Th. tọa lạc tại PhườngThuận Lộc là một trong bốn phường nội thành thành c ủa TP Huế ( Thuận Thành,Thuận Lộc, Thuận Hòa, Tây Lộc ) nên thuộc sự điều chỉnh của Quyết định số2318/QĐ-UB ngày 07/10/1999 về việc ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo đồ ánQuy họach chi tiết Khu Kinh thành Huế - thành phố Huê - tỉnh Th ừa Thiên Hu ế. Theođó, diện tích đất của ông Nguyễn Văn Th. là 300 m2, khi tách đôi thì diện tích mỗithửa là 150 m2 không đảm bảo diện tích tối thiểu là ≥ 200 m 2 theo quy định tại Quyếtđịnh số 2318/QĐ-UB nên Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND TP Huế trả lời chobạn thửa đất của ông Nguyễn Văn Th. không thể tách thửa được là phù hợp với các quyđịnh nêu trên. Tuy nhiên, nếu bạn muốn xác lập quyền sử dụng 1/2 thửa đất trên thì bạn và ôngNguyễn Văn Th. có thể thỏa thuận với nhau làm thủ tục tặng cho QSDĐ, để cùngđứng tên chung trên GCNQSDĐ. Khi bạn và ông Nguyễn Văn Th. cùng đ ứng tên nh ưvậy thì quyền sở hữu, sử dụng của 2 người ngang nhau (bên này không th ể đ ịnh đo ạtđược tài sản nếu không có ý kiến của bên kia và ngược lại). Để có được GCNQSDĐ đứng tên chung của 2 người, trước tiên ông NguyễnVăn Th. và bạn đến cơ quan công chứng để làm hợp đồng tặng cho QSDĐ. Sau đó,bạn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tại cơ quan thuế. Thuế thu nhập cá nhân trongtrường hợp nhận tặng cho QSDĐ được quy định tại Kho ản 1 Điều 23 Lu ật thu ếTNCN: “Thu nhập tính thuế từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quàtặng, bao gồm: bất động sản, tài sản khác phải đăng ký quyền s ở h ữu, quy ền s ửdụng, kể cả chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh vượttrên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần phát sinh .” Thuếsuất đối với thu nhập từ th ừa kế, quà t ặng là 10% trên thu nh ập tính thu ế (đi ều 25Nghị định 100/2008/NĐ-CP). Sau đó, bạn th ực hi ện vi ệc đăng ký tên c ủa mình trênGCNQSDĐ (đứng tên chung với ông Nguyễn Văn Th.) tại cơ quan có thẩm quyền. Hạn chế của cách này là bạn phải n ộp thu ế v ới s ố ti ền khá l ớn (10% giá tr ịbất động sản mà bạn được hưởng) và vì cùng đ ứng tên chung trên GCNQSDĐ nênbạn không thể tự mình th ực hi ện các quy ền c ủa ch ủ s ử d ụng (nh ư quy ền đ ịnhđoạt) mà phải phụ thuộc vào ch ủ sử d ụng chung còn l ại. Dựa trên nội dung màchúng tôi tư vấn ở trên, bạn có thể quyết định lựa chọn cách phù hợp nhất để th ựchiện việc chuyển nhượng đất của mình. Ths. Ls NGUYỄN VĂN PHƯỚC(VP luật sư Huế, www.huelaw.com.vn)

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: