Danh mục

Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 457.85 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích, làm rõ hơn các quy định pháp luật về chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản cũng như những khó khăn, bất cập trong việc xác định chủ thể, cơ chế tham gia của bên thứ ba, nghĩa vụ chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn…Từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia bảo hiểm góp phần xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về bảo hiểm tài sản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản CHUYỂN QUYỀN YÊU CẦU BỒI HOÀN TRONG BẢO BIỂM TÀI SẢN Nguyễn Thị Kim Quyên 1 1. Khoa học quản lý Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn là một trong những chế định đặc thù của bảo hiểm tàisản. Đặc biệt, thời gian gần đây các vụ tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm tài sản liên quan đếntrách nhiệm bồi hoàn của bên thứ ba xảy ra khá phổ biến. Các vụ tranh chấp này ngày càngphức tạp và khó giải quyết do nhiều nguyên nhân như quy định pháp luật chưa rõ ràng, nhấtquán; các chủ thể tham gia quan hệ bảo hiểm không tuân thủ đúng quy định của pháp luật;thiếu cơ chế tổ chức thực thi pháp luật từ phía cơ quan hữu quan…Trong bài viết này, tác giảsẽ phân tích, làm rõ hơn các quy định pháp luật về chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảohiểm tài sản cũng như những khó khăn, bất cập trong việc xác định chủ thể, cơ chế tham giacủa bên thứ ba, nghĩa vụ chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn…Từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợpnhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia bảo hiểm góp phần xây dựngkhung pháp lý hoàn chỉnh về bảo hiểm tài sản. Từ khóa: Bảo hiểm, chuyển yêu cầu bồi hoàn, pháp luật bảo hiểm tài sản.ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc sống con người luôn tiềm ẩn những rủi ro không thể lường trước được. Tấtcả những nguy cơ bất khả kháng này đều khiến chúng ta không thể đủ thời gian xử lý các vấnđề về tài chính. Vì thế, bảo hiểm ra đời để phần nào hỗ trợ kịp thời các bất trắc có thể xảy ra.Bảo hiểm là một hình thức chuyển giao rủi ro từ người tham gia bảo hiểm đến doanh nghiệpbảo hiểm. Trong đó, bảo hiểm tài sản là một trong những ngành dịch vụ đang phát triển rấtmạnh mẽ và thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong đời sống cũng như tác động tớicác ngành khác trong xã hội. Theo thống kê từ Bộ Tài chính, tính đến 31/12/2022, tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinhtế của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2022 ước đạt 645.034 tỷ đồng (tăng 10,61% so với năm2021); tổng doanh thu phí ước đạt 251.306 tỷ đồng (tăng 15,14%); tổng số tiền bồi thường vàchi trả bảo hiểm ước đạt 64.018 tỷ đồng (tăng 23,26% so với năm 2021)75. Điều này cho thấyngười dân có sự tin tưởng nhất định vào bảo hiểm, xem đây như một biện pháp ngăn ngừa rủiro có thể xảy ra trong cuộc sống. Với mục đích bảo vệ quyền lợi cũng như sự công bằng của các chủ thể khi tham gia quanhệ bảo hiểm tài sản, pháp luật cũng quy định về chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm75 https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/nang-tam-thi-truong-bao-hiem-post314623.html 774tài sản nếu có sự xuất hiện của bên thứ ba gây thiệt hại đối với tài sản bảo hiểm. Chế định chuyểnquyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản là một vấn đề quan trọng của pháp luật bảo hiểmtài sản và được quy định ở Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, bộ luật Dân sự, bộ luật Hànghải,…với quy định là khi có thiệt hại về tài sản bảo hiểm xảy ra, cả doanh nghiệp và người thứba gây thiệt hại đều có trách nhiệm bồi thường tổn thất cho người có tài sản bị thiệt hại. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của thị trường bảo hiểm nói chung thìviệc tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm tài sản cũng là vấn đề còn nhiều phức tạp. Việc tham giacủa hai bên (doanh nghiệp bảo hiểm và bên thứ ba gây thiệt hại) có lúc dẫn đến người mua bảohiểm đã được nhận một số tiền bồi thường lớn hơn mức thiệt hại thực tế. Đây là hành vi trụclợi bảo hiểm và không đúng với bản chất là chia sẻ sự rủi ro trong bảo hiểm tài sản. Hoặc cũngcó trường hợp sau khi doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường thiệt hại thì bên mua bảo hiểm lạitừ chối việc chuyển giao quyền yêu cầu bồi hoàn đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việcthu hồi lại số tiền bảo hiểm đã chi trả. Ngoài ra, một số trường hợp xác định bên thứ ba gâythiệt hại là ai cũng gặp rất nhiều khó khăn, bất cập. Để kiểm soát hoạt động này, pháp luật cũng quy định việc chuyển quyền yêu cầu bồi hoànlà một trong những chế định đặc biệt của hoạt động kinh doanh bảo hiểm tài sản. Qua nghiêncứu thực tiễn áp dụng pháp luật, tác giả nhận thấy vẫn còn nhiều bất cập và chưa có sự đồng bộgiữa các luật điều chỉnh. Hơn nữa, trong bối cảnh Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực2023 cũng được kỳ vọng sẽ tạo bước phát triển mới cho thị trường bảo hiểm trong thời gian tới.Như vậy, việc nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định pháp luật về chuyển quyền yêu cầu bồi hoàntrong bảo hiểm tài sản là vấn đề cần thiết nhằm giảm phát sinh tranh chấp về hợp đồng bảohiểm và bảo vệ các bên tham gia bảo hiểm.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu là quan hệ chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn được quy định trongluật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và các luật liên quan như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hàng hải... - Phương pháp nghiên cứu: Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để nêu ra cơ sở lý thuyết, trìnhbày những vấn đề lý luận chung về việc chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn hợp đồng bảo hiểm tàisản. Phương pháp này giúp tác giả làm rõ quy định của pháp luật về chuyển yêu cầu bồi hoàntrong bảo hiểm tài sản. Phương pháp so sánh cũng được sử dụng để giúp tác giả phân biệt sự khác nhau haynhững hạn chế bất cập, chưa đồng bộ cùa các luật điều chỉnh. Từ đó có cái nhìn toàn diện, hoànchỉnh hơn về mặt lí luận về đối tượng đang nghiên cứu. Đồng thời đề xuất những giải pháp,kiến nghị phù hợp. Ngoài ra, tác giả cũng vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng và duyvật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở và phương pháp luận, các quan điểm, chínhsách của Đảng và Nhà nước để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm góp phần xâydựng và phát triển pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam trong thời gian tới. 775KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1.Tổng quan về chuyển quyền yêu ...

Tài liệu được xem nhiều: