Danh mục

CHUYỆN VỀ BÁC HỒ - Chủ tịch Hồ Chí Minh với gia đình Raymond Aubrac

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 124.15 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chủ tịch Hồ Chí Minh với gia đình Raymond AubracTrịnh Ngọc Thái Một trong những gia đình người Pháp có kỷ niệm sâu sắc với Chủ tịch Hồ Chí Minh là gia đình Raymond Aubrac. Năm 1946 sau cuộc đàm phán với Pháp không kết quả, nhận lời mời của Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sang thăm Pháp với danh nghĩa Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 9-1946. Thời gian Bác thăm Pháp lâu, vì ở Pháp lúc đó có cuộc bầu cử Quốc hội và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHUYỆN VỀ BÁC HỒ - Chủ tịch Hồ Chí Minh với gia đình Raymond Aubrac Chủ tịch Hồ Chí Minh với gia đình Raymond Aubrac Trịnh Ngọc Thái Một trong những gia đình người Pháp có kỷ niệm sâu sắc với Chủ tịch Hồ ChíMinh là gia đình Raymond Aubrac. Năm 1946 sau cuộc đàm phán với Pháp không kết quả, nhận lời mời của Chínhphủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sang thăm Pháp với danh nghĩa Chủ tịch nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hoà từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 9-1946. Thời gian Bác thăm Pháp lâu, vì ở Pháp lúc đó có cuộc bầu cử Quốc hội và phảithay đổi Chính phủ. Cũng trong khoảng thời gian này ở Pháp có Hội nghịFontainebleau giữa Pháp và Việt Nam. Đoàn Việt Nam do Phạm Văn Đồng làmtrưởng đoàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó cũng ở Paris, nhưng không tham giađoàn việt Nam ở Hội nghị. Sau khi Hội nghị Fontainebleau kết thúc, Đoàn đại biểuViệt Nam về nước, còn Bác ở lại để cùng với Marius Moutet, Bộ trưởng Bộ Hảingoại, đại diện Chính phủ Pháp ký bản Tạm ước với hy vọng cứu vãn hoà bình.Ngày 19-9-1946, Bác lên tầu ở cảng Toulon, trở về nước. Ngày 27-7-1946, Việt kiều ở Pháp đã tổ chức một cuộc chiêu đãi tại VườnHồng Bagatelle ở Paris để chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông RaymondAubrac có mặt trong buổi chiêu đãi. Sau đó, ông mời Bác về ở nhà mình, ở ngoạiô Paris. Bác đến ở nhà ông Raymond Aubrac 6 tuần, từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 9-1946. Nhà ở Soissy-sous-Monmorency, phía Bắc Paris, đi khoảng 20 phút xe hơi.Nhà được xây dựng từ thế kỷ 18, để làm nhà nghỉ cho một gia đình quý tộc. Xungquanh nhà có vườn rộng, cách đường cái một bức tường có hàng cây dẻ và một vàicây anh đào. Trong vườn có mấy cụm hoa lớn, còn lại là thảm cỏ. Nhà có ba tầngvới một tầng hầm và một tầng sát mái. Lúc đó gia đình ông Aubrac có hai vợchồng, hai con nhỏ, bà mẹ vợ và một người giúp việc. Trong thời gian ở cùng giađình, lúc đầu bà Aubrac và mẹ bà nấu cho Bác ăn. Nhưng sau này thấy bận và Báccó nhiều khách, nên anh em đã cử ông Ty, một Việt kiều yêu nước đến nấu ăn choBác. Ông Ty có một cửa hàng ăn ở khu sinh viên Quartier latin, nhưng ông đãđóng cửa, đến phục vụ Bác. Mỗi buổi sáng người nhà ông Aubrac mang đến cho Bác sách báo tiếng Pháp vàbáo chí tiếng Anh, Đức, Nga… Bác thường đọc báo ngay trên thảm cỏ. Hàng ngàyBác cũng tiếp khách ở ngoài vườn. Chính phủ Pháp dành cho Bác một tầng trongmột ngôi nhà lớn ở gần Khải hoàn môn, nhưng Bác thường không vào Paris tiếpkhách, mà mời về nhà ông Aubrac. Đoàn đại biểu của ta tại Hội nghịFontainebleau ngày nào cũng đến làm việc với Bác. Ở đây Bác tiếp và chiêu đãinhiều nhân vật thuộc các khuynh hướng chính trị khác nhau, các nhà văn, nhàbáo… Ông Aubrac kể lại rằng cuối tháng 7, nhân ngày sinh của ông, Bác đã tặng ôngmột bức tranh của họa sĩ Vũ Cao Đàm, một trí thức Việt kiều yêu nước. Bức tranhtả một bà mẹ mới sinh con, đang vươn cánh tay dài với những ngón tay mảnh dẻvuốt đầu cháu bé. Ít lâu sau, bà Aubrac sinh cháu Elisabeth. Bác đ ã đến Nhà hộsinh Port - Royal ở Paris thăm, tặng hoa và nhận là người đỡ đầu. Từ đó trở đi,năm nào đến ngày sinh của cháu Babette, Bác cũng đều gửi quà mừng. Ông bà Aubrac tuy không phải là đảng viên cộng sản nhưng là những người tiếnbộ, yêu nước, tích cực tham gia cuộc kháng chiến của nhân dân Pháp chống phátxít. Ông bà chịu ảnh hưởng của những người cộng sản, thời đó gọi là những ngườibạn đồng hành của những đảng viên cộng sản, là những người luôn đứng về pháicông lý. Hai ông bà là những chiến sĩ kiên cường trong kháng chiến chống phát xítĐức, bí mật tham gia kháng chiến ở Lyon. Ông góp phần thành lập bộ tham mưuquân đội bí mật. Bố mẹ ông Aubrac cũng bị phát xít Đức giết chết. Ông bị phát xítĐức bắt, ngày 15-6-1943 được lực lượng kháng chiến cứu thoát. Ngày 21-6-1943,ông bị Gestapo bắt và đưa đi xử bắn. Bà Lucie đã tổ chức một cuộc tập kích giảithoát cho chồng. Bị lộ, hai vợ chồng theo tướng De Gaulle sang Anh. Ông Aubrac kể khi ông làm đại diện Chính phủ Pháp tại Marseille năm 1944-1945, ở đó có rất nhiều lính thợ Việt Nam được Chính phủ Pháp tuyển mộ sangPháp từ năm 1939 để thay thế cho thanh niên Pháp nhập ngũ. Phát hiện ra tại cáctrại này anh em bị bọn côn đồ đàn áp, ông đã giải tán Ban chỉ huy, thay bằngnhững người tốt và cho anh em tự bầu ra một Ban tư vấn bên cạnh Ban chỉ huy.Từ đó anh em biết ơn ông và năm nào đến dịp lễ Tết đều mời ông dự. Ông chorằng cũng vì vậy mà ông được mời dự cuộc chiêu đãi ở Bagatelle và được giớithiệu với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau chiến tranh ông trở thành anh hùng kháng chiến, được cử làm đại diệnChính phủ Pháp tại Marseille, rồi về làm việc ở Bộ Xây dựng. Ông là kỹ sư côngchính. Còn bà Aubrac được cử làm đại biểu Hội đồng tư vấn, một nhân chứng lịchsử đấu tranh giải phóng. Sau đó, bà làm giáo viên của Trường trung học Enghien. Hai ông bà đều có quan hệ gắn bó với Bác Hồ và Việt Nam ...

Tài liệu được xem nhiều: