Danh mục

Ciguatera và độc tố gây ciguatera tại khu vực Tây Thái Bình Dương

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 495.25 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CFP và độc tố gây ngộ độc CFP được thế giới quan tâm nghiên cứu từ khá sớm với trọng tâm về sinh thái học và hoá học độc tố nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc, điều kiện, nguyên nhân và cơ chế tích luỹ độc tố trong sinh vật biển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ciguatera và độc tố gây ciguatera tại khu vực Tây Thái Bình Dương ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC DOI: 10.15625/vap.2020.00123 CIGUATERA VÀ ĐỘC TỐ GÂY CIGUATERA TẠI KHU VỰC TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG Đào Việt Hà Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Email: daovietha69@gmail.comMỞ ĐẦU Năm 1866, Poey-nhà ngư loại học người Cuba đã dùng từ “ciguatera” (CFP) đặt têncho một dạng ngộ độc hệ thần kinh và tiêu hóa ở người do ăn phải một loại động vật thânmềm nhỏ thuộc ngành Chân bụng, Livona picta (dân địa phương gọi là “cigua”). Ngàynay, CFP được dùng để đề cập về một dạng ngộ độc thực phẩm đặc trưng do ăn các loàihải sản sống tại vùng rạn san hô chứa độc tố và cũng để mô tả nhóm độc tố gây ra. Nhưvậy, định nghĩa về CFP là dạng ngộ độc thực phẩm biển (NĐTPB) do ăn phải cá rạn sanhô nhiệt đới có chứa độc tố ciguatoxin (CTX). CFP là một hiện tượng sinh thái xảy ra ởcác bậc dinh dưỡng khác nhau của lưới thức ăn biển, từ vi tảo đến con người. Sinh vật gâyciguatera được phát hiện đầu tiên ở quần đảo Gabier năm 1977 do nhóm nghiên cứu củaR. Bagnis thuộc Viện Nghiên cứu Louis Malarde - Papeete khi xảy ra hiện tượng ngộ độctràn lan do ăn cá tại quần đảo này. Độc tố gây CFP là ciguatoxin (CTX)có nguồn gốc từloài vi tảo đơn bào sống đáy Gambierdiscus toxicus Adachi & Fukuyo và được tích lũysinh học qua chuỗi thức ăn biển. Độc tố này tích lũy dần theo thời gian trong một số loàicá; thông thường ở cá nhiều tuổi và có kích cỡ cơ thể lớn hơn sẽ có nguy cơ tích luỹ nhiềuđộc tố hơn; khi đạt đến một ngưỡng nhất định, sẽ gây ngộ độc thực phẩm cho người. Hiệnnay, hơn 400 loài cá có đời sống gắn liền với rạn san hô được thống kê có nguy cơ tích luỹđộc tố CTX và có thể gây ngộ độc thực phẩm cho người. Đặc biệt, các loài cá ăn thịt ởđỉnh của chuỗi thức ăn thường tích lũy độc tố cao và là những loài nguy hiểm nhất. Mặc dù tỉ lệ tử vong của các ca ngộ độc thường thấp (0,1 %), CFP hiện nay là mộttrong những mối lo ngại lớn của thế giới về mặt an toàn thực phẩm do hiệu ứng dài hạncủa độc tố là gánh nặng đối với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. CFP cũnggây nên tâm lý hoang mang, bất ổn cho người tiêu dùng; dẫn đến thiệt hại về kinh tế đốivới ngành công nghiệp thuỷ hải sản nội địa và xuất khẩu của nhiều quốc gia. CFP và độctố gây ngộ độc CFP được thế giới quan tâm nghiên cứu từ khá sớm với trọng tâm về sinhthái học và hoá học độc tố nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc, điều kiện, nguyên nhân và cơ chếtích luỹ độc tố trong sinh vật biển.I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Các loài cá độc được phát hiện từ rất sớm, vào năm 1606 bởi nhà thám hiểmFernandez da Queiros và sau đó là bởi thuyền trưởng James Cook năm 1776 khi ông đếnquần đảo Vanuatu (trước đây là New Hebrides). Trong nhật ký chuyến đi thứ hai đến TháiBình Dương, James Cook có nhắc đến hai cá thể cá Hồng (có thể là loài cá Hồng đốm bạcLutjanus bohar) đã gây ngộ độc cả đoàn và cả những con lợn ăn thức ăn thừa chế biến từ 37KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVNcá Hồng này. Theo mô tả của ông, hai con cá này rất có thể cùng một loài gây ra ngộ độccác thủy thủ của Queiros trước đây. Trong một trường hợp khác, tại vùng Polynesia thuộcPháp, James Morrison, phó thuyền trưởng tàu Bounty HMS cũng đã đề cập đến hiệntượng cá độc ở quần đảo Society vào năm 1792. Sau đó, nhiều báo cáo tương tự được ghinhận tại các vùng khác bao gồm quần đảo Tuamotu 1829 của Jacques-AntoineMoerenhout (Moerenhout, 1837), quần đảo Gambier vào năm 1834 do linh mục Laval vàquần đảo Marquesas năm 1848 do linh mục Pierre. Theo số liệu thống kê, vùng Nam Thái Bình Dương có tỉ lệ ngộ độc CFP cao nhấttrên thế giới mặc dù trong những năm qua, tỉ lệ các vụ ngộ độc cá ít được báo cáo ở TháiBình Dương do một số quan điểm lo ngại về doanh thu hải sản bị giảm nếu công bố sốliệu thật sự. Cuối thập kỷ 90, Ban thư ký Cộng đồng Thái Bình Dương (SPC) thành lậpmột cơ sở dữ liệu về ngộ độc hải sản trong vùng. Mặc dù cơ sở dữ liệu này hiện nay chưathể hoàn thiện, nhưng đây là nguồn thông tin duy nhất đáng tin cậy về tỉ lệ ngộ độc CFP ởcác nước và vùng lãnh thổ đảo Thái Bình Dương. SPC ghi nhận có khoảng 3.400-4.700trường hợp ngộ độc mỗi năm, tuy nhiên con số này chỉ khoảng 10-20 % số lượng cáctrường hợp ngộ độc trong thực tế. Tại Polynesia (thuộc Pháp), những nỗ lực được thựchiện để đánh giá tác động xã hội của CFP thông qua cuộc khảo sát các bệnh nhân tại Bệnhviện Malardé Louis, Papeete vào giai đoạn 1987 -1989. Kết quả cho thấy 1/3 số bệnh nhânngộ độc CFP phải nằm liệt giường hoặc không thể làm việc trong thời gian 2-7 ngày, thậmchí 3-4 tuần. Chi phí thiệt hại ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: