Danh mục

Cơ cấu lại ngân sách nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 413.27 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Cơ cấu lại ngân sách nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững" phân tích những tác động không mong muốn của cơ cấu NSNN hiện nay tới phát triển kinh tế, nhóm tác giả đề xuất các khuyến nghị cơ cấu lại NSNN để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ cấu lại ngân sách nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững CƠ CẤU LẠI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHANH, BỀN VỮNG Phạm Ngọc Dũng* – Phạm Ngọc Thạch** 1 2 TÓM TẮT: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính – ngân sách và quản lý nợ công là một trong những vấn đề trọng tâm được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, bên cạnh kết quả đạt được, công tác tài chính - ngân sách nhà nước và quản lý nợ công vẫn còn hạn chế: Quy mô thu ngân sách so với tổng sản phẩm trong nước (GDP) chưa tương xứng, cơ cấu thu chưa hợp lý, thiếu bền vững; các nguồn lực đất đai, tài nguyên, công sản chưa được huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả; tình trạng trốn thuế, thất thu và nợ thuế còn nghiêm trọng, nhu cầu chi ngân sách không ngừng tăng, vượt khả năng cân đối nguồn lực...Để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, cần có nhiều giải pháp, trong đó các giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước phục vụ phát triển kinh tế được chú trọng đặc biệt. Trên cơ sở nhìn nhận cơ cấu và cơ cấu lại Ngân sách nhà nước (NSNN) như một công cụ điều hành kinh tế vĩ mô, thực tế cơ cấu thu- chi NSNN và hiện trạng cân đối NSNN trong giai đoạn 2011-2017, phân tích những tác động không mong muốn của cơ cấu NSNN hiện nay tới phát triển kinh tế, trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả để xuất các khuyến nghị cơ cấu lại NSNN để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. Từ khóa: Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia 1. BÀI VIẾT CHÍNH Cơ cấu và cơ cấu lại ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Vấn đề cốt lõi của NSNN là thu NSNN, chi NSNN và cân đối NSNN. Thu NSNN là việc động viên, tập trung các nguồn tài chính vào quỹ ngân sách nhà nước. Chi NSNN là việc phân phối, sử dụng quỹ NSNN cho việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước. Cân đối ngân sách là nghệ thuật bố trí sắp xếp cơ cấu chi hợp lý và khoa học trên cơ sở các khoản thu NSNN được động viên tập trung vào quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc vàng của quản lý ngân sách là : phải đảm bảo cân đối giữa thu và chi ngân sách. Cơ cấu NSNN được đề cập với nhiều khía cạnh khác nhau: Cơ cấu giữa quy mô NSNN và tổng GDP, cơ cấu giữa thu và chi, mức độ bội chi NSNN, cơ cấu các khoản thu trong tổng thu NSNN, Cơ cấu các khoản chi trong tổng chi NSNN, Cơ cấu giữa tổng thu chi NSTW và NSĐP. Cơ cấu NSNN chịu sự chi phối của nhiều nhân tố như: Quy mô, trình độ phát triển của quốc gia, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, thể chế chính trị, bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ mà nó phải đảm trách,… Vì NSNN có vai trò và là công cụ đặc biệt quan trọng của chính phủ trong can thiệp vào nền kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu xác định một cơ cấu NSNN hợp lý * Học viện Tài chính ** Tổng công ty xây dựng hàng không 812 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION và khoa học có ý nghĩa rất quan trọng để thúc đẩy phát triển KT-XH theo các định hướng chiến lược, các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn đã xây dựng. Cơ cấu lại ngân sách (Tái cơ cấu ngân sách). Cơ cấu lại ngân sách là việc sắp xếp lại hệ thống các khoản thu, chi ngân sách nhà nước theo mức độ động viên và thứ tự ưu tiên cũng như mức độ ưu tiên. Tái Cơ cấu ngân sách là một trong những nội dung của công tác quản lý ngân sách nhà nước, nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý NSNN một cách có hiệu quả, nhằm phát triển kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo cho cân đối ngân sách nhà nước được bền vững. Trước hết về quy mô NSNN: Quy mô ngân sách được phản ánh bằng các chỉ tiêu tương đối theo tỷ lệ % của tổng thu và tổng chi NSNN so với GDP . Việc sử dụng các chỉ số này cho phép xem xét mức độ động viên vốn của nhà nước từ các khu vực khác nhau trong nền kinh tế và quy mô chi tiêu từ quỹ NSNN cho đầu tư phát triển KT-XH nhiều hay ít, hợp lý hay không hợp lý. Nếu quy mô NSNN quá lớn so với GDP do động viên quá nhiều và chi NSNN quá lớn so với quy mô của nền kinh tế, trong trường hợp này có thể giúp Chính phủ giải quyết được nhiều nhiệm vụ trong phát triển kinh tế xã hội, nhưng ngược lại sẽ làm giảm nguồn lực của khu vực doanh nghiệp và các hộ gia đình, chèn ép đầu tư tư nhân, có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Về cơ cấu thu NSNN Cơ cấu thu ngân sách nhà nước phản ánh bằng tỷ lệ phần trăm của từng khoản thu so với tổng thu NSNN. Tỷ trọng từng khoản thu trong tổng số thu NSNN cho phép xác định vị trí, mức độ quan trọng của mỗi khoản thu trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Trong giai đoạn 2011-2015, và 2 năm 2016, 2017. Mặc dù có những khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các cam kết quốc tế về giảm thuế; giá dầu biến động bất thường, nhưng tổng thu NSNN vẫn tiếp tục tăng, giai đoạn này tăng gần 2 lần so với giai đoạn 2006-2010; bình quân đạt 22,3%GDP. Bảng 1. Cơ cấu thu NSNN giai đoạn 2011-2017 (Đơn vị: %) Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2011- 2015 2016 2017 Tổng thu NSNN 26,2% 25,4% 24,2% 18,5% 20,3% 22,3% 19,8% 23,8% (%GDP) Thu nội địa 64,2% 66,8% 66,9% ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: