Cơ chế bảo đảm quyền tự chủ của các trường đại học ở Việt Nam
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 378.96 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong các biện pháp được thiết lập, tự chủ đại học được xem là điểm bản lề giữ vai trò mấu chốt hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo đại học, đồng thời góp phần giảm gánh nặng ngân sách trong chi thường xuyên. Tuy nhiên, từ yếu tố lịch sử và đặc thù của hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam, việc triển khai tự chủ đại học trong thời gian qua gặp không ít những khó khăn thách thức, cần thiết phải xem xét, đánh giá và đưa ra giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo thực hiện tự chủ hiệu quả, đạt mục tiêu của giáo dục đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ chế bảo đảm quyền tự chủ của các trường đại học ở Việt Nam CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Phan Thị Lan Hương Nguyễn Thị Thanh Tú Trường Đại học Luật Hà Nội Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam không có các viện nghiên cứu mạnh nhưẤn Độ, đại học nghiên cứu kiểu truyền thống Humboldt để là đầu tầu, hay đại họcnhân văn của Anh,… Không thể phủ nhận, giáo dục đại học tại Việt Nam đang thuakém nhiều so với các nước trong khu vực, mặc dù những biến chuyển trong chính sáchphát triển hệ thống giáo dục đại học thời gian gần đây cho thấy rõ quyết tâm cải tổ,nâng cao chất lượng đào tạo. Trong các biện pháp được thiết lập, tự chủ đại học đượcxem là điểm bản lề giữ vai trò mấu chốt hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đàotạo đại học, đồng thời góp phần giảm gánh nặng ngân sách trong chi thường xuyên.Tuy nhiên, từ yếu tố lịch sử và đặc thù của hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam,việc triển khai tự chủ đại học trong thời gian qua gặp không ít những khó khăn tháchthức, cần thiết phải xem xét, đánh giá và đưa ra giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo thựchiện tự chủ hiệu quả, đạt mục tiêu của giáo dục đại học. 1. Cơ sở pháp lý và nội dung của tự chủ đại học Về cơ sở pháp lý của thực hiện chủ đại học tại Việt Nam Nhìn chung, chính sách và pháp luật tại Việt Nam đã tạo cơ sở pháp lý tươngđối đầy đủ, rõ ràng trong triển khai tự đại học tại Việt Nam. Vấn đề tự chủ của các cơsở giáo dục – đào tạo nói chung, đặc biệt cơ sở giáo dục đại học, đã được đề cập trongcác văn bản chính thức của Đảng và Nhà nước từ khá sớm. Nghị Quyết số 14/2005 củaChính phủ năm 2005 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam đã nêurõ : “Trên cơ sở đổi mới tư duy và cơ chế quản lý giáo dục đại học, kết hợp hợp lý vàhiệu quả giữa việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước và việc đảmbảo quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm xã hội, tính minh bạch của các cơ sở giáodục đại học. Phát huy tính tích cực và chủ động của các cơ sở giáo dục đại học trongcông cuộc đổi mới mà nòng cốt là đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và sự hưởngứng, tham gia tích cực của toàn xã hội”; “Chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lậpsang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịutrách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính.” Luật Giáo dục đại (Luật GDĐH) năm 2012 đã quy định quyền tự chủ của cơ sởGDĐH theo hướng xác định phạm vi tự chủ bao gồm “lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tàichính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượnggiáo dục đại học” (Điều 31, khoản 1). Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghịquyết số 29-NQ/TW) cũng xác định “tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cáccơ sở giáo dục, đào tạo” là một trong những nhiệm vụ cải cách giáo dục, đào tạo. Tiếpđó Chính phủ ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt độngđối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017, Nghị quyết là vănbản pháp quy đầu tiên hướng dẫn thực hiện tự chủ cho các trường đại học hình thức tựchủ có điều kiện. 245 Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 và Nghị định số 99/2019/NĐ-CPhướng dẫn thi hành Luật GDĐH sửa đổi đã tiếp tục quy định cụ thể và chi tiết hơnquyền tự chủ của cơ sơ đào tạo đại học. Các nội dung quyền tự chủ, các nội dung tựchủ học thuật, tự chủ trong tổ chức và nhân sự, tự chủ trong tài chính và tài sản củatrường đại học được quy định cụ thể (Điều 4, Điều 32). Cùng với các quy định tại Luật GDĐH, nội dung quyền tự chủ đại học cũngđược đặt ra trong các quy định về quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập.Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng caochất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) nêu rõ:đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảođảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệuquả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứngdịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao. Cụ thể hoá nộidung tự chủ của đơn vụ sự nghiệp công lập, Chính phủ đã văn bản triển khai như:Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ,tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đốivới đơn vị sự nghiệp công lập; Từ năm 2015 thay thế bởi Nghị định 16/2015/NĐ-CPtheo hướng quy định các vấn đề chung, làm căn cứ cho các bộ, cơ quan liên quan xâydựng các văn bản riêng đối với từng lĩnh vực cụ thể. Nghị định 16/2015/NĐ-CP quyđịnh các nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lậptrong đó có lĩnh vực giáo dục (Điều 1). Về nội dung quyền tự chủ đại học tại Việt Nam Quy định chung về tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập xác định “Cơ chế tựchủ của đơn vị sự nghiệp công là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệmtrong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sựnghiệp công1. Theo quy định này, cơ chế tự chủ bao gồm 3 lĩnh vực chính đó là tự chủvề thực hiện nhiệm vụ, tự chủ về tổ chức bộ máy, và tự chủ về tài chính. Luật Giáo dục đại học thể hiện tính đặc thù hơn của vấn đề tự chủ tại cơ sở đàotạo đại học, theo Điều 4 Luật GDĐH 2018,“Quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dụcđại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyếtđịnh và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuy ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ chế bảo đảm quyền tự chủ của các trường đại học ở Việt Nam CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Phan Thị Lan Hương Nguyễn Thị Thanh Tú Trường Đại học Luật Hà Nội Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam không có các viện nghiên cứu mạnh nhưẤn Độ, đại học nghiên cứu kiểu truyền thống Humboldt để là đầu tầu, hay đại họcnhân văn của Anh,… Không thể phủ nhận, giáo dục đại học tại Việt Nam đang thuakém nhiều so với các nước trong khu vực, mặc dù những biến chuyển trong chính sáchphát triển hệ thống giáo dục đại học thời gian gần đây cho thấy rõ quyết tâm cải tổ,nâng cao chất lượng đào tạo. Trong các biện pháp được thiết lập, tự chủ đại học đượcxem là điểm bản lề giữ vai trò mấu chốt hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đàotạo đại học, đồng thời góp phần giảm gánh nặng ngân sách trong chi thường xuyên.Tuy nhiên, từ yếu tố lịch sử và đặc thù của hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam,việc triển khai tự chủ đại học trong thời gian qua gặp không ít những khó khăn tháchthức, cần thiết phải xem xét, đánh giá và đưa ra giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo thựchiện tự chủ hiệu quả, đạt mục tiêu của giáo dục đại học. 1. Cơ sở pháp lý và nội dung của tự chủ đại học Về cơ sở pháp lý của thực hiện chủ đại học tại Việt Nam Nhìn chung, chính sách và pháp luật tại Việt Nam đã tạo cơ sở pháp lý tươngđối đầy đủ, rõ ràng trong triển khai tự đại học tại Việt Nam. Vấn đề tự chủ của các cơsở giáo dục – đào tạo nói chung, đặc biệt cơ sở giáo dục đại học, đã được đề cập trongcác văn bản chính thức của Đảng và Nhà nước từ khá sớm. Nghị Quyết số 14/2005 củaChính phủ năm 2005 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam đã nêurõ : “Trên cơ sở đổi mới tư duy và cơ chế quản lý giáo dục đại học, kết hợp hợp lý vàhiệu quả giữa việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước và việc đảmbảo quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm xã hội, tính minh bạch của các cơ sở giáodục đại học. Phát huy tính tích cực và chủ động của các cơ sở giáo dục đại học trongcông cuộc đổi mới mà nòng cốt là đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và sự hưởngứng, tham gia tích cực của toàn xã hội”; “Chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lậpsang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịutrách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính.” Luật Giáo dục đại (Luật GDĐH) năm 2012 đã quy định quyền tự chủ của cơ sởGDĐH theo hướng xác định phạm vi tự chủ bao gồm “lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tàichính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượnggiáo dục đại học” (Điều 31, khoản 1). Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghịquyết số 29-NQ/TW) cũng xác định “tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cáccơ sở giáo dục, đào tạo” là một trong những nhiệm vụ cải cách giáo dục, đào tạo. Tiếpđó Chính phủ ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt độngđối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017, Nghị quyết là vănbản pháp quy đầu tiên hướng dẫn thực hiện tự chủ cho các trường đại học hình thức tựchủ có điều kiện. 245 Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 và Nghị định số 99/2019/NĐ-CPhướng dẫn thi hành Luật GDĐH sửa đổi đã tiếp tục quy định cụ thể và chi tiết hơnquyền tự chủ của cơ sơ đào tạo đại học. Các nội dung quyền tự chủ, các nội dung tựchủ học thuật, tự chủ trong tổ chức và nhân sự, tự chủ trong tài chính và tài sản củatrường đại học được quy định cụ thể (Điều 4, Điều 32). Cùng với các quy định tại Luật GDĐH, nội dung quyền tự chủ đại học cũngđược đặt ra trong các quy định về quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập.Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng caochất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) nêu rõ:đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảođảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệuquả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứngdịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao. Cụ thể hoá nộidung tự chủ của đơn vụ sự nghiệp công lập, Chính phủ đã văn bản triển khai như:Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ,tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đốivới đơn vị sự nghiệp công lập; Từ năm 2015 thay thế bởi Nghị định 16/2015/NĐ-CPtheo hướng quy định các vấn đề chung, làm căn cứ cho các bộ, cơ quan liên quan xâydựng các văn bản riêng đối với từng lĩnh vực cụ thể. Nghị định 16/2015/NĐ-CP quyđịnh các nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lậptrong đó có lĩnh vực giáo dục (Điều 1). Về nội dung quyền tự chủ đại học tại Việt Nam Quy định chung về tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập xác định “Cơ chế tựchủ của đơn vị sự nghiệp công là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệmtrong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sựnghiệp công1. Theo quy định này, cơ chế tự chủ bao gồm 3 lĩnh vực chính đó là tự chủvề thực hiện nhiệm vụ, tự chủ về tổ chức bộ máy, và tự chủ về tài chính. Luật Giáo dục đại học thể hiện tính đặc thù hơn của vấn đề tự chủ tại cơ sở đàotạo đại học, theo Điều 4 Luật GDĐH 2018,“Quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dụcđại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyếtđịnh và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuy ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cơ chế bảo đảm quyền tự chủ Tự chủ đại học Giáo dục đại học Giáo dục Việt Nam Đổi mới giáo dục đại họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
10 trang 221 1 0
-
171 trang 215 0 0
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học – Tác động và giải pháp
7 trang 214 0 0 -
27 trang 210 0 0
-
Sử dụng Chat GPT làm công cụ hỗ trợ trong việc dạy và học ngành truyền thông
6 trang 170 1 0 -
Giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay
10 trang 167 0 0 -
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hệ đại học: Phần 2
174 trang 166 0 0 -
7 trang 157 0 0
-
200 trang 157 0 0
-
Tiểu luận: So sánh giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc-Việt Nam
0 trang 139 0 0