Danh mục

Cơ chế bảo vệ hiến pháp – Phần 3

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 203.18 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiến pháp Căn cứ vào thủ tục thông qua, thay đổi hiến pháp, người ta chia hiến pháp ra thành hiến pháp nhu tính và hiến pháp cương tính: Hiến pháp nhu tính là loại hiến pháp có thủ tục thông qua bình thường như mọi đạo luật và có thể được sửa đổi bởi chính cơ quan lập pháp, theo thủ tục thông qua các đạo luật bình thường. Hiến pháp của nước Anh là một ví dụ điển hình về hiến pháp nhu tính. Hiến pháp cương tính là loại hiến pháp phải được thông qua bởi một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ chế bảo vệ hiến pháp – Phần 3 Cơ chế bảo vệ hiến pháp – Phần 3 5.1CƠ CHẾ GIÁM SÁT HIẾN PHÁP 5.1.1 Hiến pháp Căn cứ vào thủ tục thông qua, thay đổi hiến pháp, người ta chia hiến pháp ra thành hiến pháp nhu tính và hiến pháp cương tính: Hiến pháp nhu tính là loại hiến pháp có thủ tục thông qua bình thường như mọi đạo luật và có thể được sửa đổi bởi chính cơ quan lập pháp, theo thủ tục thông qua các đạo luật bình thường. Hiến pháp của nước Anh là một ví dụ điển hình về hiến pháp nhu tính. Hiến pháp cương tính là loại hiến pháp phải được thông qua bởi một cơ quan đặc biệt là Quốc hội lập hiến (chứ không phải cơ quan lập pháp) hoặc toàn dân biểu quyết. Thủ tục thông qua hoặc sửa đổi hiến pháp cũng được quy định khá chặt chẽ, ngặt nghèo hơn. Chẳng hạn nếu như việc thông qua bình thường chỉ cần quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tán thành thì đối với Hiến pháp phải có 2/3 hoặc 3/4 tổng số đại biểu tán thành(Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 1999, trang 60) Mặt khác, cũng xét về mặt lý luận, thì Hiến pháp là văn bản luật chủ đạo trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Tính chủ đạo đ ược thể hiện như sau: - Nội dung của Hiến pháp là cơ sở để ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật khác. - Một khi các quy định trong Hiến pháp thay đổi thì tất yếu các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng phải thay đổi theo. Nhà nước chúng ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoạt động theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nên các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Và việc tuân thủ Hiến pháp của các cơ quan nhà nước trước tiên được thể hiện ở công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của mình phải phù hợp với Hiến pháp. Như vậy, trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của n ước ta thì Hiến pháp có giá trị pháp lý cao nhất, mọi văn bản quy phạm pháp luật khác khi đ ược ban hành đều phải tuyệt đối phù hợp với các quy định của Hiến pháp, bất kỳ văn bản nào có những quy định trái với Hiến pháp (vi hiến) đều phải bị bãi bỏ, bị đình chỉ thi hành. 5.1.2Tổng quan về cơ chế giám sát Hiến Pháp tại Việt Nam Việc giám sát tuân thủ Hiến pháp theo cơ chế phân công phân nhiệm từ Quốc hội xuống Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao cho đến Hội đồng nhân dân các cấp trong đó Quốc hội giữ vai trò giám sát chính (có sự phân công, phân nhiệm cho các cơ quan Quốc hội và các cơ quan nhà nước cấp cao khác). Do đó, mô hình giám sát Hiến pháp ở Việt Nam là giám sát bởi Quốc hội và được quy định tại nhiều VBPL:Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001; Luật tổ chức Quốc hội năm 2001; Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2004; Luật tổ chức Chính phủ năm 2001; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2003, sửa đổi, bổ sung n ăm 2008; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004; Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; Quy chế hoạt động của Ủy ban th ường vụ Quốc hội; quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội… Hiến pháp năm 1992, điều 83, 84 quy định “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”, “thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội”. Đó l à, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội, chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ tr ưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, văn bản quy phạm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hội đồng dân tộc và Ủy ban Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, văn bản quy phạm liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực mà Hội đồng và các Ủy ban phụ trách. Chủ tịch nước cũng thực hiện vai trò giám sát đối với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, c ơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Như Thủ tướng chính phủ có quyền “đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông t ư của bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên”, đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản cảu cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ. (Điều 114 Hiến pháp năm 1992). Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Tòa án nhân dân khi xét x ử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính mà phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật sai trái là nguyên nhân gây ra vụ án thì có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa chữa, bãi bỏ. Viện kiểm sát nhân dân từ Hiến pháp năm 1959 đến Hiến pháp năm 1992 thực hiện việc giám sát đối với cơ quan hành chính nhà nước từ cấp bộ trở xuống, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân với tính cách như là một hình thức giám sát của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: