Thông tin tài liệu:
Lạm phát mục tiêu (inflation targeting) là một cơ chế chính sách tiền tệ được áp dụng từ cuối những năm 1980 và đã tỏ ra khá thành công, kể cả những quốc gia thị trường mới nổi, trong đó có Chilê. Trong khu vực, Thái Lan cũng đã áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu từ năm 2000, đồng thời một số quốc gia khác trên thế giới hiện cũng đang nghiên cứu về khả năng chuyển sang áp dụng trong thời gian tới.......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ chế lạm phát mục tiêu có thể vận hành ở các quốc gia thị trường mới nổi
Cơ chế lạm phát mục tiêu có thể vận hành ở các quốc gia thị trường mới nổi
Lạm phát mục tiêu (inflation targeting) là một cơ chế chính sách tiền
tệ được áp dụng từ cuối những năm 1980 và đã tỏ ra khá thành công,
kể cả những quốc gia thị trường mới nổi, trong đó có Chilê. Trong
khu vực, Thái Lan cũng đã áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu từ năm
2000, đồng thời một số quốc gia khác trên thế giới hiện cũng đang
nghiên cứu về khả năng chuyển sang áp dụng trong thời gian tới.
Liên quan đến vấn đề này, câu hỏi thường được đặt ra là: Để chuyển sang cơ chế lạm phát mục
tiêu, một quốc gia cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Khả năng áp dụng của các quốc gia
mà nền tảng thể chế và trình độ phát triển còn ở mức độ thấp? Để phần nào trả lời những vấn
đề trên và cung cấp những thông tin tham khảo cho trường hợp của Việt Nam, xin được giới
thiệu tóm tắt bài phân tích của tác giả tác giả Frederic S. Mishkin với tiêu đề “Liệu cơ chế lạm
phát mục tiêu có thể vận hành ở các quốc gia thị trường mới nổi” được trình bày tại Quỹ Tiền tệ
Quốc tế tháng 4/2004.
Mở đầu:
Một số nghiên cứu đã đưa ra nhận định: Các nền kinh tế thị trường mới nổi rất khác biệt so với
các nền kinh tế tiên tiến. Đây là một luận cứ quan trọng, cần được phân tích kỹ khi thiết lập các
chính sách kinh tế vĩ mô. Liên quan đến vấn đề này, một số nhà nghiên cứu khá nghi ngờ về
khả năng các quốc gia thị trường mới nổi áp dụng lạm phát mục tiêu (LPMT) làm cơ chế chính
sách tiền tệ (CSTT) cho mình. Họ lo ngại rằng trong môi trường thể chế yếu kém ở các quốc gia
thị trường mới nổi, việc cho phép các nhà hoạch định chính sách có quyền tự quyết quá mức có
thể dẫn đến những kết cục xấu trên bình diện kinh tế vĩ mô. Mishkin vốn được xem là một người
ủng hộ đối với khuôn khổ LPMT, nhưng ông cho rằng những băn khoăn về tính hiệu quả của
khuôn khổ này ở các nước thị trường mới nổi cần được cân nhắc, xem xét một cách nghiêm túc.
Có thể thấy, cơ chế LPMT bao gồm năm (05) thành tố: (1) Công bố rộng rãi về những mục tiêu
lạm phát trong trung hạn bằng những con số cụ thể; (2) Cam kết (bằng thể chế, tức là cam kết
của các cơ quan chức năng có quyền lực) về việc coi bình ổn giá cả là mục tiêu hàng đầu của
CSTT, còn các mục tiêu khác xếp sau về thứ tự quan trọng; (3) Có chiến lược tập trung thông
tin, trong đó nhiều biến số (không chỉ là các số liệu về cung ứng tiền hoặc tỉ giá) được xem xét
để quyết định sử dụng các công cụ chính sách; (4) Tăng cường tính minh bạch của CSTT thông
qua đối thoại với công chúng, với thị trường về các kế hoạch, mục tiêu và quyết định của các cơ
quan quản lý tiền tệ; và (5) tăng cường trách nhiệm của ngân hàng trung ương (NHTW) trong
việc hướng tới các mục tiêu lạm phát.
Những thành tố trên hẳn đã làm sáng tỏ một vấn đề cốt yếu của LPMT là: Khuôn khổ này không
chỉ có việc công bố rộng rãi những mục tiêu về lạm phát bằng các con số cho năm tiếp theo.
Đây là một vấn đề rất quan trọng trong bối cảnh của các quốc gia thị trường mới nổi, bởi vì theo
định kỳ, nhiều quốc gia thường thông báo các con số về mục tiêu lạm phát trong kế hoạch kinh
tế của chính phủ trong năm tiếp theo, nhưng không nên phân loại các nước này thuộc nhóm
LPMT, vì khuôn khổ LPMT còn đòi hỏi phải bao gồm 4 thành tố khác để nó có thể trụ vững trong
thời kỳ trung hạn.
Trong bài phân tích của mình, Mishkin đưa ra một số vấn đề cần được xem xét trong bối cảnh
các quốc gia thị trường mới nổi, để cơ chế LPMT có thể vận hành tại các quốc gia này. Bài viết
mở đầu bằng việc đưa ra một số nét chính để giải thích vì sao các nền kinh tế thị trường mới nổi
lại khác biệt rất nhiều so với các nền kinh tế tiên tiến; sau đó thảo luận vì sao việc phát triển các
thể chế tiền tệ, tài chính và tài khoá vững mạnh lại vô cùng quan trọng cho sự vận hành thành
công của khuôn khổ này tại các quốc gia thị trường mới nổi. Tiếp theo, bài viết thảo luận về 2
quốc gia thị trường mới nổi là Chilê và Brazil, nhằm minh hoạ về những gì cần thiết để một
khuôn khổ LPMT vận hành được thông suốt. Tiếp theo, bài viết đi vào phân tích một vấn đề đặc
biệt phức tạp đối với những NHTW theo đuổi mục tiêu lạm phát tại các quốc gia thị trường mới
nổi, đó là: NHTW xử lý như thế nào đối với vấn đề tỉ giá biến động. Chủ đề tiếp theo tập trung
vào vấn đề vai trò của IMF trong việc thúc đẩy sự thành công của cơ chế LPMT tại các quốc gia
thị trường mới nổi.
Bài phân tích đi đến kết luận là: Cơ chế LPMT trở nên phức tạp hơn ở các quốc gia thị trường
mới nổi và bởi vậy nó không phải là một phương thuốc chữa bách bệnh. Tuy nhiên, một khuôn
khổ LPMT được vận hành đúng có thể là một công cụ có tác động mạnh mẽ để giúp tăng cường
sự ổn định kinh tế vĩ mô tại các quốc gia thị trường mới nổi.
1- TẠI SAO NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI LẠI KHÁC BIỆT SO VỚI CÁC NỀN KINH TẾ
TIÊN TIẾN?
Trong bài viết về sự lựa chọn chế độ tỉ giá ở các quốc gia thị trường mới nổi, Mishkin và cộng
sự đã nêu lên 5 sự khác biệt lớn về mặt thể chế đối với các quốc gia thị trường mới nổi cần
được xem xét, cân nhắc để có được những lý luận thuyết phục hay những đề xuất về chính
sách có hiệu quả; chúng bao gồm:
- Thể chế tài khoá yếu kém
- Thể chế tài chính yếu kém, bao gồm cả những quy định của chính phủ về giám sát và bảo
đảm an toàn
- Thể chế tiền tệ với uy tín thấp
- Tồn tại vấn đề thay thế tiền tệ và đô la hoá tài sản nợ
- Dễ bị tổn thương khi luồng vốn đột ngột chảy ra (rút vốn bất ngờ).
Hiện tượng thay thế tiền tệ
Các nước tiên tiến không phải là không gặp những vấn đề về thể chế tài khóa, tài chính và tiền
tệ (03 vấn đề đầu tiên đã nêu ở trên), nhưng có sự khác biệt lớn về mức độ nghiêm trọng của
vấn đề ở các quốc gia thị trường mới nổi. Sự yếu kém của thể chế tài khóa, tài chính và tiền tệ
làm cho các quốc gia thị trường mới nổi trở nên rất dễ bị tổn thương khi có lạm phát cao hoặc
khi xảy ...