Danh mục

Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam tham gia TPP

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 391.23 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích quá trình Việt Nam tham gia vào TPP, phân tích những cơ hội cũng như thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi thực hiện các cam kết trong hiệp định này. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nhập cuộc một cách mạnh mẽ, tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế thách thức để cạnh tranh tốt và hiệu quả trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay nói chung và tham gia TPP nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam tham gia TPPCƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI VIỆT NAM THAM GIA TPP TS. Phan Thế Công ThS. Vương Thị Huệ Trường Đại học Thương mạiTóm tắt Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là môhình mới về hợp tác kinh tế, thương mại tự do giữa các nước ở ven hai bờ TháiBình Dương, mục tiêu tiến tới loại bỏ từ 90% trở lên các rào cản về thuế quancho hàng hóa, dịch vụ của đối tác tham gia hiệp định. TPP được đánh giá là Hiệpđịnh của thế kỷ XXI, có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động và sự phát triển củacác doanh nghiệp Việt Nam. Bài viết phân tích quá trình Việt Nam tham gia vàoTPP, phân tích những cơ hội cũng như thách thức mà các doanh nghiệp ViệtNam phải đối mặt khi thực hiện các cam kết trong hiệp định này. Từ đó đưa ramột số khuyến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy các doanhnghiệp trong nước nhập cuộc một cách mạnh mẽ, tận dụng tối đa các cơ hội vàhạn chế thách thức để cạnh tranh tốt và hiệu quả trong bối cảnh hội nhập sâurộng hiện nay nói chung và tham gia TPP nói riêng. Từ khóa: tham gia TPP; doanh nghiệp Việt Nam; cơ hội TPP; thách thức TPP.1. Đặt vấn đề Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - TPP còn gọi là P4) ký năm2005, giữa bốn nước Singapore, Chile, New Zealand và Brunei. Từ tháng 9-2008,lần lượt các nước Mỹ, Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia, Canada, Mexico vàNhật Bản tham gia đàm phán thành lập TPP. Hiệp định TPP được khởi động từtháng 3/2010 và đã trải qua 19 phiên chính thức và thêm nhiều phiên giữa kỳ.Ngày 05/10/2015, tại Atlanta, Bộ trưởng của 12 nước thành viên tham gia Hiệpđịnh TPP chính thức thông báo hoàn thành các thỏa thuận liên quan đến hiệp địnhnày và tuyên bố kết thúc quá trình đàm phán. Đây là bước ngoặt lớn đánh dấu sự 695phát triển của một mô hình mới về hợp tác kinh tế khu vực và hứa hẹn trở thànhhạt nhân để hình thành một Khu vực mậu dịch tự do cho châu Á - Thái BìnhDương trong tương lai. Đến nay, hiệp định gồm 12 thành viên là Brunay, Chi lê,New Zealand, Singapore, Mỹ, Úc, Peru, Việt Nam, Malaysia, Canada, Mexico vàNhật Bản. Hiệp định TPP - được xem là mô hình mới kỳ vọng về hợp tác kinh tếkhu vực, tạo thuận lợi tối ưu cho đầu tư, thương mại và cơ sở làm hạt nhân xâydựng một Hiệp định thương mại tự do chung cho toàn khu vực châu Á - TháiBình Dương. Theo viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Perterson của Mỹ, 12 quốc gia thànhviên TPP kiểm soát trên một phần tư thương mại toàn cầu, đạt xấp xỉ 10 nghìn tỷUSD. Nhưng khi TPP đi vào thực thi, tỷ trọng trong thương mại toàn cầu có thểtăng mạnh, lên tới 50%. TPP là mô hình mới về hợp tác kinh tế, vừa có tính toàndiện, vừa có mức độ cam kết sâu và rộng. Việc tận dụng được cơ hội để hạn chếvà vượt qua thử thách sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nhập cuộc mộtcách mạnh mẽ hơn, công bằng hơn. Đàm phán Hiệp định TPP là đàm phán sâu vềmở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ và các rào cản thươngmại. Điều đó sẽ đưa đến mức độ tự do hóa càng cao, các cam kết sẽ đi sâu hơn,quyền lợi và nghĩa vụ hay cơ hội và thách thức sẽ lớn hơn. Các quốc gia thành viên này chiếm 24,9% về diện tích thế giới; 11,1% vềdân số; 37,7% GDP; 19,3% về xuất khẩu và 21,1% về nhập khẩu. Trong 12 thànhviên TPP, Việt Nam đang đứng thứ 8 về diện tích, đang đứng ở vị trí thứ 8 vềxuất, nhập khẩu; đứng thứ 11 về GDP. Hiện nay, Việt Nam chiếm 0,5% về GDP,2,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, chiếm 2% tổng kim ngạch nhập khẩu của TPP.Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào TPP năm 2013 chiếm 39%; Nhập khẩu củaViệt Nam năm 2013 từ TPP chiếm 22,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của ViệtNam; Xuất khẩu của Việt Nam vào TPP chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch nhậpkhẩu của các nước thành viên TPP, điều này cho thấy TPP là thị trường tiềm năngcủa Việt Nam. Hiện nay, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan và Indonesia đang tỏ ra đặc biệtquan tâm đến TPP và đều mở ra khả năng tham gia với tư cách thành viên chínhthức, các vấn đề nằm trong chương trình đàm phán gồm: Thuế quan, dịch vụ, đầutư, quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ tính mạng và sức khỏe, cạnh tranh và mua sắmcông, mở rộng quyền và quyền lợi người lao động,... TPP hướng tới một sân chơinhằm tạo ra các tiêu chuẩn mới cho thương mại, đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tếnên mục tiêu đặt ra rất cao, khác với các vòng đàm phán trong khuôn khổ WTO,696đàm phán TPP có phạm vi rộng hơn nhiều. Ngoài các vấn đề về thị trường hànghóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ,... như ở WTO, TPP còn đề cập vấn đề mua sắm củachính phủ, vấn đề lao động, môi trường, cải cách doanh nghiệp nhà nước. Trong số các nước tham gia TPP hiện nay, Việt Nam là nước có thu nhậpbình quân đầu người thấp nhất và có một số lợi thế so sánh đặc biệt mà khôngnước nào có được, cụ thể là ngành công nghiệp chế tạo thâm dụng lao động vàcác ngành hiện nay đang chịu thuế suất cao như dệt may. TPP sẽ làm tăng thêmkhối lượng FDI vào Việt Nam và làm tăng năng lực xuất khẩu, kể các các nhàcung cấp thượng nguồn cho các ngành hiện đang bị chi phối bởi quy định nghiêmngặt về nguồn gốc xuất xứ (ví dụ dệt may). Bên cạnh đó, việc cắt giảm các biệnpháp phi thuế quan cũng sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đầutư dự kiến sẽ tăng trên 20% khi TPP đi vào thực hiện và sẽ làm tăng đáng kểlượng vốn đầu tư và tăng trưởng dài hạn. Tiền lương 5 nhóm ngành dự kiến cũngsẽ tăng trong giai đoạn 2020-2035, trong đó tiền lương nhóm tay nghề thấp tăngnhanh nhất. Tác động tiếp theo là TPP sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tăng khảnăng thâm nhập thị trường và mở rộng cơ hội xuất khẩu. Hầu hết các loại thuếqua ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: