Danh mục

Cơ hội và thách thức của ngành giày dép Việt Nam trong bối cảnh hiệp định thương mại tự do Việt Nam - liên minh Châu Âu (EVFTA)

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 299.38 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này phân tích tình hình thương mại ngành giày dép của Việt Nam trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Bằng việc sử dụng các chỉ số thương mại và tính toán cơ cấu xuất, nhập khẩu các nhóm sản phẩm của ngành, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: EU là thị trường chính của hàng giày dép Việt Nam, tuy nhiên mức độ tập trung thương mại chỉ ở một vài thành viên EU như Đức, Pháp, Bỉ, và Anh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức của ngành giày dép Việt Nam trong bối cảnh hiệp định thương mại tự do Việt Nam - liên minh Châu Âu (EVFTA) CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH GIÀY DÉP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR FOOTWEAR EXPORT IN THE CONTEXT OF VIETNAM - EU FREE TRADE AGREEMENT TS. Phan Thanh Hoàn Trường Đại học Kinh tế - Đại học HuếTóm tắt Nghiên cứu này phân tích tình hình thương mại ngành giày dép của Việt Nam trongbối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Bằng việcsử dụng các chỉ số thương mại và tính toán cơ cấu xuất, nhập khẩu các nhóm sản phẩmcủa ngành, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: EU là thị trường chính của hàng giày dép ViệtNam, tuy nhiên mức độ tập trung thương mại chỉ ở một vài thành viên EU như Đức, Pháp,Bỉ, và Anh. Lợi thế cạnh tranh của ngành rất cao ở hầu hết các nhóm sản phẩm phân theomã HS của ngành. Bên cạnh đó, mức độ tập trung thương mại của ngành mới chỉ thể hiệnở một số nhóm sản phẩm và thị trường nhất định. Như vậy, Việt Nam có cơ hội gia tăngxuất khẩu hàng giày dép trong khu vực EU. Tuy nhiên, cơ hội này chỉ được tận dụng tối đakhi mà Việt Nam đảm bảo được quy tắc xuất xứ sản phẩm và đáp ứng các yêu cầu về chấtlượng và kỹ thuật của đối tác. Do đó, Việt Nam cần phải tăng cường năng lực sản xuất đầuvào, thay đối cơ cấu nhập khẩu của ngành nhằm thúc đẩy xuất khẩu, và nâng cao giá trịgia tăng của ngành.Từ khóa: EVFTA, giày dép, xuất khẩu, lợi thế cạnh tranh, Việt Nam, EUAbstract This study analyses the situation of Vietnam footwear industry in the context ofVietnam - EU Free Trade Agreement (EVFTA). By using the Trade Indicators andcalculating/analysing the structure of footwear trade, the results indicate that: EU is themain market for Vietnam footwear, but the trade intensity is at high level only with someEU members such as the Germany, France, Belgium, and UK. Although the industry’scompetitive advantage is very high for all groups of products classified under HS codes, ithas been decreasing recently. Vietnam has the opportunity to increase exports of footwearinto the EU region. However, Vietnam can only take full advantage of this opportunitywhen the country ensures the rules of origin of products as well as satisfies all thetechnical standards required by the agreement. Thus, Vietnam needs to improve theproduction capacity of footwear inputs, change the import structure of the industry inorder to promote exports, and increase the added value of footwear industry.Keywords: EVFTA, footwear, export, RCA, Vietnam, EU 1891. Mở đầu Trong một loạt Hiệp định thương mại tự do - FTA mà Việt Nam tham gia đàmphán đã và đang được hoàn tất, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệpđịnh FTA Việt Nam - EU (EVFTA) được kỳ vọng sẽ tạo ra làn sóng hội nhập lần thứ haimạnh mẽ hơn đối với nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, những ngành hàng chủ lực của ViệtNam như giày dép được kỳ vọng sẽ là những ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất. Liên tục trong thời gian dài, EU là thị trường xuất khẩu chính, gắn với sự phát triểnlâu dài, bền vững của ngành Da giầy Việt Nam. Theo thống kê của EU, từ năm 1996, ViệtNam đã đứng vị trí thứ 3 trong số các nước xuất khẩu giầy dép nhiều nhất vào EU. Gầnđây, Việt Nam đã vươn lên vị trí nhà xuất khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc. Trong hơn 12tỷ USD giầy dép xuất khẩu năm 2015 thì riêng xuất khẩu sang EU đạt 6 tỷ USD, tăng 27%,chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu của Việt Nam vào EU chủ yếu tậptrung ở mặt hàng giầy da chất lượng cao và giầy thể thao cho các thương hiệu của Mỹ vàEU. Từ năm 2014, giầy dép của Việt Nam vào EU chính thức được hưởng ưu đãi thuếquan phổ cập (GSP) với tất cả các mặt hàng. Tuy nhiên GSP là chương trình ưu đãi có thờihạn và kèm theo những điều kiện nhất định. Khi EVFTA có hiệu lực cũng là thời điểmViệt Nam kết thúc thời gian được hưởng ưu đãi theo Quy chế GSP. Theo cam kết, EVFTAhấp dẫn hơn với đa phần các dòng thuế giảm về 0% (trong vòng 7 năm), tạo đà tốt hơn choxuất khẩu giầy dép vào EU, mức tăng trưởng có thể từ 20 - 30% [1]. Đối với mặt hàng giày dép, EVFTA sẽ giảm thuế nhập khẩu từ mức trên 12% về0% theo lộ trình 7 năm. Với việc hưởng mức thuế suất thấp, giá cả sản phẩm sau khi nhậpkhẩu sẽ giảm đáng kể, tăng tính cạnh tranh so với các đối thủ. Trong khi đó, đối thủ lớnnhất của Việt Nam là Trung Quốc vẫn chưa có FTA riêng với EU hay thuộc diện đượchưởng GSP mới của EU. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về số lượng sảnxuất giày dép sau Trung Quốc. Đây là lợi thế lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu giày dép sang thị trường EU suy giảm mạnh. Tình trạng này ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: