Danh mục

Cơ hội và thách thức của việt nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 283.16 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,500 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cơ hội và thách thức của việt nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN của tác giả Nguyễn Thị Tâm giới thiệu về Cộng đồng kinh tế ASEAN, hành động của Việt Nam khi gia nhập cũng như thời cơ và thách. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức của việt nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEANCƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAMKHI GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEANNCS. Nguyễn Thị TâmBộ Lao động Thương binh & Xã hộiTóm tắtSau khi trình bày về quá trình hình thành và mục tiêu phát triển của Cộng đồngkinh tế ASEAN (AEC), hành động của Việt Nam và ASEAN đang thực hiện trong AEC,tác giả đã phân tích sâu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập AEC. Xét vềcơ hội, Việt Nam có được một thị trường hàng hoá và dịch vụ rộng lớn hơn,Việt Nam cũng sẽ có cơ hội thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn, đặc biệt là từcác nước có nền kinh tế phát triển cao hơn như Singapore, Indonesia và nâng cao nănglực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Thêm vào đó, các doanh nghiệp ViệtNam sẽ có điều kiện giảm chi phí, hạ giá thành hàng xuất khẩu, góp phần gia tăng nănglực cạnh tranh. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội là những thách thức không nhỏ do hầuhết các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ nhỏ bé về quy mô mà còn cả công nghệ. Thờiđiểm cộng đồng ASEAN bắt đầu có hiệu lực vào năm 2015, các doanh nghiệp Việt Namsẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ ASEAN, đầutư của các nước ASEAN. Một số ngành sẽ phải thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa.Từ khoá: Cộng đồng kinh tế ASEAN, AEC, Việt NamAbstractAfter an overivew on the process of formation, objectives of the ASEAN EconomicCommunity (AEC), and the actions of Vietnam and ASEAN in implementing the AEC, theauthor has in-depth analysis of the opportunities and challenges Vietnam joined the AEC.In terms of opportunities, Vietnam can have access to a broader good and servicemarket. Vietnam will have the opportunity to attract more foreign investment, especiallyfrom countries with higher level economic development such as Singapore and Indonesiaand raise competitiveness of Vietnams exports. However, besides the opportunties, thereare big challenges. Most of Vietnams enterprises are small not only in size but also intechnology. When AEC is established in 2015, Vietnams enterprises will facecompetition from imported goods and services, and investment from ASEAN countries.Some industries will have to narrow production and even shut down.Key words: ASEAN Economic Commutinty, AEC, Vietnam1. Giới thiệu về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập từ năm 1967, hiện tạibao gồm 10 nước: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines,Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Hiệp hội ASEAN dựa trên 03 trụ cột chính: an ninhchính trị; kinh tế; văn hóa xã hội. Kinh nghiệm thực tế từ cuộc khủng hoảng tài chínhĐông Á năm 1997/1998, cộng thêm sự nổi lên của các nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độđã khiến các nước ASEAN quyết tâm tạo ra một cộng đồng hợp tác kinh tế mạnh mẽ, gắn1kết hơn. Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội ASEAN năm 1997 tại Kualar Lumpur, Malaysiađã ra Tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN 2020 với ý tưởng biến ASEAN thành một khu vựcphát triển ổn định, hội nhập và cạnh tranh, thiết lập một cộng đồng kinh tế khu vực vàonăm 2020. Vào năm 2003, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Bali đã quyết đinh đẩy nhanhquá trình hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (Asean Economic Community - AEC),thay vì thời hạn 2020, các nước quyết định hình thành AEC vào cuối năm 2015. Năm2007 thông qua Kế hoạch AEC 2007 đặt ra các thời hạn rõ ràng cụ thể cho các nướcthành viên ASEAN thực hiện để hình thành AEC, với mục đích hợp nhất các quốc giathành viên thành một cộng đồng kinh tế chung vào ngày 31/12/2015. Không giống nhưEU, ASEAN không tạo lập các tổ chức quản lý trung ương như Ủy ban Liên minh châuÂu EU hay Ngân hàng Trung ương châu Âu mà sẽ tập trung vào việc xóa bỏ các rào cảnkinh doanh, thương mại.Kế hoạch AEC bao gồm 04 trụ cột (04 nội dung then chốt): tạo lập một thị trườngvà cơ sở sản xuất thống nhất; tạo lập một khu vực kinh tế cạnh tranh cao; thúc đẩy sựphát triển kinh tế công bằng; xây dựng một khu vực hội nhập hoàn toàn với nền kinh tếtoàn cầu. Tóm lại, AEC sẽ biến ASEAN thành một khu vực với sự tự do dịch chuyểnhàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có kỹ năng và tự do dịch chuyển dòng vốn.Liên quan đến việc tạo lập một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, các quốcgia thành viên ASEAN đang tập trung thực hiện giảm và tiến tới xóa bỏ các rào cản đểđảm bảo dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và vốn trở nên tự do giữa các nước ASEAN. Đốivới lĩnh vực dịch vụ tài chính, các quốc gia thành viên đã cam kết tự do hóa mạnh mẽ,xóa bỏ các hạn chế trong các ngành ngân hàng, bảo hiểm và các thị trường vốn vào năm2015. Điều này bao hàm tự do hóa 4 phương thức cung cấp thương mại dịch vụ qua biêngiới như được định nghĩa trong WTO - là cung cấp thương mại dịch vụ qua biên giới(phương thức 1), Tiêu dùng (sử dụng dịch vụ) ở nước ngoài (phương thức 2), Hiện diệnthương mại (Phương thức 3) và Tự do dịch chuyển cá nhân (Phương thức 4) .2. Hành động của Việt Nam & ASEAN để th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: