Danh mục

Cơ hội và thách thức đối với lao động hành nghề kế toán

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 284.80 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu trình bày tổng quan về di chuyển lao động hành nghề kế toán, đánh giá những cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Trên cơ sở đó, bài viết rút ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm thúc đẩy hơn nữa nghề kế toán tại Việt Nam hội nhập AEC.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức đối với lao động hành nghề kế toánTÀI CHÍNH - Tháng 4/2017CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨCĐỐI VỚI LAO ĐỘNG HÀNH NGHỀ KẾ TOÁNThS. HOÀNG THỊ THANH HUYỀN, ThS. PHẠM THỊ HỒNG DIỆP - Đại học Công nghiệp Hà NộiNghiên cứu trình bày tổng quan về di chuyển lao động hành nghề kế toán, đánh giá những cơ hộivà thách thức khi Việt Nam tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Trên cơ sở đó, bài viết rút ramột số đề xuất, kiến nghị nhằm thúc đẩy hơn nữa nghề kế toán tại Việt Nam hội nhập AEC.Từ khóa: Cơ hội, thách thức, di chuyển lao động kế toán, AECThe research presents overview of laborshift of accounting and evaluates opportunitiesand challenges of Vietnam upon taking partin ASEAN Economic Community (AEC). Onthis basis, the study proposes recommendationsto further enhance accounting profession inVietnam when integrating into AEC.Keywords: opportunities, challenges, labor shiftof accounting, AECHội nhập kinh tế quốc tế đối với dịch vụ kếtoán ở các quốc gia nói chung và ở ViệtNam nói riêng đã có rất nhiều tác giảthực hiện và công bố ở nhiều công trình nghiêncứu. Có thể kể đến các nghiên cứu như: ThS. LêLan Anh (2016) “Thực trạng lao động trình độ caoở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC”; ThS.Lê Thanh Bằng (2014),“Một số vấn đề về nhân lựcngành kế toán – kiểm toán Việt Nam trong bốicảnh toàn cầu hóa”; ThS. Đinh Thị Thủy (2014),“Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểmtoán của Việt Nam”…Cùng với các nghiên cứu đã được công bố vềdịch vụ kế toán, còn có sự thay đổi của hệ thốngchuẩn mực kế toán, các nguyên tắc kế toán đượcthừa nhận trong lĩnh vực kế toán trên phạm vi quốctế cũng như trong khu vực. Vấn đề hội nhập tronglĩnh vực kế toán là cấp thiết. Thông qua phươngpháp nghiên cứu định tính trên cơ sở dữ liệu thuthập được, bài viết trình bày tổng quan về di chuyểnlao động, phân tích những cơ hội và thách thức đốivới lao động hành nghề kế toán ở Việt Nam trongthời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứuTổng quan về di chuyển lao độngTại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 (tháng1/2007) các nước ASEAN đã quyết định rút ngắnthời hạn hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN(AEC) từ năm 2020 xuống năm 2015. AEC đượcthành lập dựa trên các mục tiêu sau:- Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung,được xây dựng thông qua: Tự do lưu chuyển hànghoá; Tự do lưu chuyển dịch vụ; Tự do lưu chuyểnđầu tư; Tự do lưu chuyển vốn và Tự do lưu chuyểnlao động có tay nghề.- Một khu vực kinh tế cạnh tranh, được xây dựngthông qua các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh,bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, pháttriển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử.- Phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiệnthông qua các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừavà nhỏ; Thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹpkhoảng cách phát triển trong ASEAN.- Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được thựchiện thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàmphán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạnglưới cung cấp toàn cầu (WTO).Để AEC đi vào hoạt động thực chất, Hiệp hội cácquốc gia ASEAN đã phải đàm phán, ký kết rất nhiềuhiệp định. Trong đó, có thể kể đến các hiệp địnhsau: (i) Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN;(ii) Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN; (iii) Hiệpđịnh Đầu tư Toàn diện ASEAN; (iv) đặc biệt có thểkể đến là Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân(MNP).Một trong những mục tiêu cơ bản mà AEC hướngđến là vấn đề lưu chuyển tự do dịch vụ và lao độngcó kỹ năng. Bởi vậy, hợp tác trong lĩnh vực lao91DIỄN ĐÀN KHOA HỌCđộng và di chuyển thể nhân nội khối là một trongnhững nội dung quan trọng trong việc hình thànhAEC. Hiệp định ASEAN về Di chuyển thể nhân(MNP) được ký ngày 19/11/2012 tại Phnom Penh,Campuchia với mục tiêu dỡ bỏ đáng kể các rào cảnđối với việc di chuyển tạm thời qua biên giới của cácthể nhân tham gia vào thương mại hàng hóa, dịch vụvà đầu tư giữa các nước ASEAN. Thông qua Hiệpđịnh MNP, ASEAN mong muốn xây dựng một cơchế hiệu quả để tiếp tục tự do hóa và tạo điều kiệnthuận lợi hơn cho việc di chuyển thể nhân hướngtới tự do hóa lao động có kỹ năng trong ASEANvà giảm thiểu các hạn chế việc di chuyển thể nhântạm thời qua biên giới tham gia cung cấp thươngmại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư. Hiệpđịnh MNP có phạm vi rộng, ngoài tạo thuận lợi dichuyển thể nhân còn bao gồm di chuyển của ngườibán hàng hóa và nhà đầu tư.Khi vào Cộng đồng kinh tế ASEAN, lao động kếtoán hành nghề của Việt Nam có cơ hội nâng caotrình độ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm quốctế từ lao động kế toán viên của các nước trongkhối AEC. Từ đó, đỏi hỏi lao động kế toán hànhnghề cần chú trọng đến hội nhập.Hiệp định này áp dụng đối với các quy định ảnhhưởng tới việc di chuyển tạm thời qua biên giới củathể nhân của một nước ASEAN sang lãnh thổ củanước ASEAN khác trong các trường hợp: Kháchkinh doanh, người di chuyển trong nội bộ doanhnghiệp, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, mộtsố trường h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: