Danh mục

Cổ mẫu địa ngục: Từ Folklore đến truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 722.00 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chúng liên tục được tái sinh và tìm thấy trong các nền văn học về sau. Qua quá trình chuyển hóa của cổ mẫu Địa ngục từ folklore đến truyện truyền kì Việt Nam thời trung đại, chúng ta sẽ nắm bắt được chủ đề và lối tư duy vốn có nguyên mẫu từ folklore, đồng thời chỉ ra bằng phương cách nào đó các nhà văn qua các thời kì đã thích nghi với truyện kể truyền thống và dung hòa nó với các giá trị và nguyện vọng của nền văn hóa của chính họ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cổ mẫu địa ngục: Từ Folklore đến truyện truyền kỳ trung đại Việt NamHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0065Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 21-29This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CỔ MẪU ĐỊA NGỤC : TỪ FOLKLORE ĐẾN TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Kim Ngân Khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư Phạm Huế Tóm tắt. Được xem như là những chủ đề phổ quát, tái diễn nhiều lần trong kinh nghiệm của con người, nội dung của cổ mẫu trong những nền văn hóa khác nhau và thời điểm khác nhau sẽ được thể hiện theo những cách đa dạng nhưng vẫn còn phản ánh những kinh nghiệm cơ bản của con người trong những cơ tầng sâu kín nhất của tâm hồn. Với tính chất nguyên bản và cổ xưa, không ngạc nhiên khi lĩnh vực có thể tìm thấy một hệ thống cố mẫu phong phú và đầy đủ nhất chính là văn hóa dân gian và truyện kể truyền thống. Mặt khác, hệ thống cổ mẫu tiềm ẩn trong thần thoại, truyện kể dân gian hoàn toàn không bị giới hạn trong thời đại cổ xưa hay nền văn hóa dân gian. Chúng liên tục được tái sinh và tìm thấy trong các nền văn học về sau. Qua quá trình chuyển hóa của cổ mẫu Địa ngục từ folklore đến truyện truyền kì Việt Nam thời trung đại, chúng ta sẽ nắm bắt được chủ đề và lối tư duy vốn có nguyên mẫu từ folklore, đồng thời chỉ ra bằng phương cách nào đó các nhà văn qua các thời kì đã thích nghi với truyện kể truyền thống và dung hòa nó với các giá trị và nguyện vọng của nền văn hóa của chính họ. Từ khóa: Cổ mẫu, văn hóa dân gian, truyện truyền kì trung đại.1. Mở đầu Cổ mẫu địa ngục là thành phần thiết yếu nằm trong chu trình vòng đời của người anh hùngtrong truyện kể dân gian. Đó là chuyến đi ngược với ánh sáng, thoái triển và tiến sâu vào vùng đấtcủa bóng tối. Trong lí thuyết phê bình huyền thoại, cuộc phiêu lưu này đại diện cho việc khắc phụcnhững ham muốn vô thức, là hoạt động của sự tự tìm kiếm và cũng là một bước tiến quan trọngtrong chuyến phiêu lưu của người anh hùng. Charlotte Spivack khi thảo luận với những người theotrường phái của Jung về vấn đề này đã nói rằng: “Bằng cách mở rộng tâm lí, hành trình đi xuống vớithế giới dưới thấp cũng có thể được hiểu như một hành trình đến thế giới đen tối của vô thức” [5;tr.363]. Motif (F81) đi về thế giới bên dưới, vì vậy, phát triển từ rất sớm và chúng biến thànhphương tiện cho những tư duy mang tính thần học và triết học. Mặc dù những mô tả đầy đủ về thếgiới bên địa ngục đầy chết chóc và bóng tối có thể đã xuất hiện trong folklore Việt Nam từ lâu, songđến truyện truyền kì thời trung đại, cổ mẫu này đã được tái sinh với nhiều cấp độ ý nghĩa phức tạp.Nguyên nhân xuất phát từ chỗ, trong khi thay đổi thân phận, chuyển hóa nghiệp báo hoặc truy cầucông lí là mục đích chính yếu của những chuyến phiêu lưu xuống địa ngục trong truyện kể dân gian,thì đến truyện truyền kì trung đại, cổ mẫu địa ngục được tái sinh bằng cách phủ bóng lên nó mộtmàu sắc siêu hình nhằm bộc lộ nhãn giới của người cầm bút. Và như thế, cổ mẫu địa ngục đã trởthành nơi phát lộ những trải nghiệm độc đáo của các văn nhân trong việc nhấn mạnh diễn ngôn vềsự “giải thoát” và chống lại sự áp đặt của thế giới quan đầy lí tính của Nho giáo.Ngày nhận bài: 1/6/2018. Ngày sửa bài: 19/8/2018. Ngày nhận đăng: 2/9/2018.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Kim Ngân. Địa chỉ e-mail: nganpedagogy@gmail.com 21 Nguyễn Thị Kim Ngân2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái lược về Cổ mẫu (Archetype) Archetype bắt nguồn từ gốc từ Hy Lạp “archein” mang nghĩa là “nguyên bản và cổ xưa”,được hiểu như là những mẫu hình ban đầu và thường được sao chép, mô phỏng lại qua nhiềuthời kì. Trong lí thuyết Phân tâm học, nhà khoa học Sigmund Freud gọi đó là các “vết tích tối cổ”.Nghiên cứu cổ mẫu là một trong những thành tựu mang tính đột phá của thế kỷ XX, trong đó xemxét một trong những lí thuyết quan trọng nhất của C.G.Jung về vô thức tập thể và liên kết lí thuyếtnày giữa ngành tâm lí học phân tích và các ngành khoa học xã hội khác. Carl Gustav Jung đã đưa ra khái niệm về cổ mẫu từ các công trình điển hình của mình đượctập hợp trong Archetypes and the Collective Unconscious[sic], Collected Works of C.G. Jung(Nguyên tác của C.G.Jung: Phần về cổ mẫu và vô thức tập thể). Với quan điểm tham chiếu đếncấu trúc của nhân cách con người, Jung sử dụng cách nhìn nhận của khảo cổ học địa tầng và chorằng tinh thần, gồm có ba cấp độ: ý thức cá nhân, vô thức cá nhân, và vô thức tập thể. Tương tựnhư một hòn đảo nhỏ trong đại dương, phần đỉnh đảo có thể nhìn thấy được trên mặt nước tươngứng với ý thức cá nhân, phần ngập chìm trong nư ...

Tài liệu được xem nhiều: