Danh mục

Cơ sở khoa học và thực tiễn đổi mới đào tạo theo hướng nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên khoa địa lí trường đại học sư phạm Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 210.16 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách đối với việc đào tạo giáo viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn mới. Dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn giáo dục đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở khoa học và thực tiễn đổi mới đào tạo theo hướng nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên khoa địa lí trường đại học sư phạm Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2013, Vol. 58, No. 10, pp. 82-89 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN KHOA ĐỊA LÍ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG SAU NĂM 2015 Đặng Văn Đức, Phạm Thị Thanh Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách đối với việc đào tạo giáo viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn mới. Dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn giáo dục đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Từ khóa: Triết lí giáo dục, năng lực sư phạm, các giải pháp.1. Mở đầu Nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổthông sau năm 2015 là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết đối với việc đào tạo giáoviên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn mới. Định hướng đổi mới giáodục phổ thông và đại học đã được xác định trong Nghị quyết TW2 khoá VIII: “Đổi mớiphương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tưduy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiệnhiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu chongười học, nhất là sinh viên đại học”. Trong thời gian qua trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có nhiều đổi mới về chươngtrình, nội dung, phương pháp dạy học. . . kết hợp chặt chẽ với các trường phổ thông quacác đợt thực tế, thực tập sư phạm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, góp phầntích cực vào quá trình đổi mới nền giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, quá trình đổi mới phương pháp giáo dục của nhà trường vẫn chưa đápứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiệnNgày nhận bài: 13/7/1013. Ngày nhận đăng: 15/12/2013.Liên hệ: Đặng Văn Đức, e-mail: dangvanduchnue@gmail.com82 Cơ sở khoa học và thực tiễn đổi mới đào tạo theo hướng nâng cao năng lực...đại hoá và hội nhập quốc tế. Nhất là trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển nhưvũ bão, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã làm biến đổi xã hội và giáo dục mộtcách mạnh mẽ sâu sắc. ICT đã tạo ra môi trường học tập thuận lợi cho mọi người: Học ở mọi nơi (ANY WHERE); Học mọi lúc (ANY TIME); Học suốt đời (LIFELONG); Dạy cho mọi người (ANY ONE). ICT đang tạo ra những thay đổi mang mầm mống của một cuộc cách mạng thật sự,ở đó những cơ cấu cứng nhắc theo truyền thống về mối quan hệ “không gian-thời gian-trật tự thang bậc” sẽ bị phá vỡ. ICT đã trực tiếp khai sinh ra nền kinh tế tri thức. Tại Hội nghị Paris về giáo dục đại học trong thế kỷ XXI do UNESCO tổ chức tháng10 năm 1998 người ta có tổng kết 3 mô hình giáo dục dựa trên các công nghệ cơ bản theocách tiếp cận thông tin: Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ cơ bản Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/Ti vi/Radio Thông tin Người học Chủ động Máy tính Tri thức Nhóm Thích nghi Máy tính + mạng Trong các mô hình nêu trên, mô hình “Tri thức“ là mô hình giáo dục hiện đại nhất,hình thành khi xuất hiện thành tựu mới quan trọng nhất của ICT và mạng Internet. Cùngvới mô hình này một số yếu tố cũng thay đổi sâu sắc. Mối quan hệ người dạy - người họctheo chiều dọc sẽ được thay bởi quan hệ theo chiều ngang, người dạy trở thành người thúcđẩy, chuyên gia hướng dẫn hay đồng nghiệp, người học phải thật sự chủ động và thíchnghi. Nhóm trở nên rất quan trọng vì là môi trường để đối thoại, tư vấn, hợp tác. Do vậy, cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả trong đào tạo giáo viên củatrường Đại học Sư phạm Hà Nội nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên đáp ứngyêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015, góp phần đổi mới căn bản và toàn diệnnền giáo dục nước nhà trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Những cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên khoa Địa lí trường ĐHSP Hà Nội Yêu cầu của sự phát triển kinh tế-xã hội trong thời kì công nghiệp hoá và hiệnđại hoá đất nước: Việt Nam đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, phấnđấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: