Danh mục

Cơ sở lý thuyết và vận dụng để xây dựng bài giảng axit sunfuric theo hình thức làm việc độc lập của học sinh

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 468.68 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để hình thành và phát triển kĩ năng tự học của học sinh trong quá trình dạy học thì một hình thức tổ chức quan trọng và chủ yếu chính là làm việc độc lập. Vì vậy bài viết tập trung nghiên cứu góp phần làm rõ cơ sở lý luận của hình thức làm việc độc lập trong dạy học và vận dụng xây dựng bài giảng Axit sunfuric trong chương trình hóa học lớp 10.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở lý thuyết và vận dụng để xây dựng bài giảng axit sunfuric theo hình thức làm việc độc lập của học sinh Nguyễn Thúc Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 191 - 194 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ VẬN DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG AXIT SUNFURIC THEO HÌNH THỨC LÀM VIỆC ĐỘC LẬP CỦA HỌC SINH Nguyễn Thúc Thu*, Borovskikh Tatyana Anatolievna Đại học Sư phạm quốc gia Matxcova TÓM TẮT Tự học, tự làm việc là những kĩ năng rất cần thiết đối với mỗi người trong xã hội hiện nay. Tự học giúp cho con người tạo ra tri thức bền vững, rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc tích cực, chủ động và tạo cơ hội để mỗi người có thể học tập suốt đời. Để hình thành và phát triển kĩ năng tự học của học sinh trong quá trình dạy học thì một hình thức tổ chức quan trọng và chủ yếu chính là làm việc độc lập. Vì vậy nghiên cứu của chúng tôi góp phần làm rõ cơ sở lý luận của hình thức làm việc độc lập trong dạy học và vận dụng xây dựng bài giảng Axit sunfuric trong chương trình hóa học lớp 10. Từ khóa: Làm việc độc lập, tự học, tự kiểm tra, trung học phổ thông, axit sunfuric. ĐẶT VẤN ĐỀ * Sự phát triển của nền kinh tế và xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đã đặt ra những yêu cầu mới cho nền giáo dục nói chung và đòi hỏi sự cải cách nghiêm túc nền giáo dục hóa học nói riêng của Việt Nam với mục đích hình thành hoạt động nhận thức và chủ động sáng tạo của học sinh. Cụ thể đó là sự cần thiết phải phát triển tính độc lập và trách nhiệm của học sinh, hình thành thái độ ý thức về học tập và nhu cầu học hỏi trong cuộc sống, phát triển kỹ năng tự giáo dục ở mọi cấp độ của hệ thống giáo dục. Vì vậy, trong thời điểm hiện tại, vấn đề hình thành kĩ năng tự học và tự kiểm tra trở nên vô cùng cấp thiết trên toàn thế giới. Điều này đòi hỏi các nhà sư phạm phải có những nghiên cứu và áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao hiệu quả quá trình học tập của học sinh. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tổ chức cho học sinh làm việc độc lập theo từng cặp, theo nhóm hoặc theo cá nhân là một phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả nhằm đáp ứng những yêu cầu của giáo dục Việt Nam hiện nay. NỘI DUNG Thế nào là tự học? Vấn đề tự học và vai trò của nó từ lâu đã thu hút sự nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn đã nhận định: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng * Tel: +79687546513; Email: thucthunguyen@gmail.com lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trừu tượng, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì nhẫn nại, lòng say mê khoa học. ) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” [1, tr.59]. Theo tác giả Rubakin N.A.: “Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo của bản thân chủ thể” [2, tr.35]. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tự học là quá trình hình thành ở học sinh kiến thức mới và các phương pháp làm việc thông qua hoạt động nhận thức độc lập cùng với sự giúp đỡ của các phương tiện được lựa chọn. Trong cấu trúc tự học chúng tôi xác định bốn thành tố cơ bản sau đây: 1) Thành tố động lực - đó chính là nhu cầu bên trong của mỗi học sinh trong việc chiếm lĩnh kiến thức mới và hiểu sự cần thiết của việc hoàn thiện kiến thức thông qua quá trình nhận thức có hệ thống. 2) Thành tố nhận thức - là những kiến thức và kĩ năng về môn học được cá nhân lĩnh hội, sự nắm vững các mối quan hệ liên môn giữa các khái niệm khoa học đã biết v.v.. 191 Nguyễn Thúc Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3) Thành tố quy trình - bao gồm kĩ năng làm việc với các nguồn thông tin khác nhau, kĩ năng vận dụng những kiến thức học được để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức, kĩ năng thực hiện tự kiểm tra, tự đánh giá và tự phân tích kết quả. 4) Thành tố tổ chức - gồm kĩ năng lập kế hoạch hoạt động, phân bố thời gian hợp lý v.v.. Như vậy, tự học còn giúp học sinh liên kết các kiến thức liên quan để hướng đến những cách giải quyết vấn đề một cách độc đáo, đến sự sáng tạo và tự hoàn thiện cá nhân trên cơ sở tự kiểm tra. Khái niệm “Làm việc độc lập” Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi xác định được hình thức chính của tổ chức quá trình học tập nhằm hình thành ở học sinh kĩ năng tự học là làm việc độc lập. Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, như: Esipov B.P. [3], Buryak V.K. [4], Pidkasisty P.I. [5,6,7], Kozakov V.A. [8], vv. Nhà sư phạm Esipov B.P. đã đề xuất định nghĩa: “Làm việc độc lập là sự tiến hành những nhiệm vụ được giao mà không có sự tham gia trực tiếp của giáo viên. Trong quá trình này học sinh phải có ý thức nỗ lực phấn đấu để đạt được những mục tiêu đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: