Danh mục

Cơ thể con người - Thiên đường của vi khuẩn

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 186.89 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những ký sinh trùng có trên cơ thể người vô cùng đa dạng: Vi khuẩn, virus, giun sán, ve bét, và ở một số người, nhất là khi sống thiếu vệ sinh còn là chấy rận.Vi khuẩn trên da Hãy nói về các “sắc tộc” vi khuẩn sống trên da trước. Trung bình, dàn phẳng ra thì mỗi người có 1,9m2 da. Đó là diện tích thênh thang, đủ chỗ cho các quần thể, dù vài trăm hay vài nghìn loài vi khuẩn chung sống.Với kích thước vi khuẩn, chúng ta thấy cũng chẳng chật chội lắm đâu khi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ thể con người - Thiên đường của vi khuẩn Cơ thể con người - Thiên đường của vi khuẩn Những ký sinh trùng có trên cơ thể người vô cùng đa dạng: Vi khuẩn,virus, giun sán, ve bét, và ở một số người, nhất là khi sống thiếu vệ sinh còn làchấy rận. Vi khuẩn trên da Hãy nói về các “sắc tộc” vi khuẩn sống trên da trước. Trung bình, dànphẳng ra thì mỗi người có 1,9m2 da. Đó là diện tích thênh thang, đủ chỗ cho cácquần thể, dù vài trăm hay vài nghìn loài vi khuẩn chung sống. Với kích thước vi khuẩn, chúng ta thấy cũng chẳng chật chội lắm đâu khibiết mỗi cm2 áng chừng 12 triệu vi khuẩn sinh sống... Như vậy, mỗi tế bào của cơthể chúng ta phải “cõng” 10 vị khách không mời này. Nếu trái đất có rừng rậm, núi cao, sông suối, đồng ruộng phì nhiêu, sa mạckhô cằn thì thân thể cũng vậy. Mỗi vùng trên thân thể là nơi “đất lành chim đậu”của một loài hùng cứ hay rất nhiều loài sống chung. Quần thể vi khuẩn ổn địnhnhất ở vùng tai và mũi, phong phú nhất ở khoeo chân và nơi đối diện với khuỷutay. Cẳng tay là nơi hội tụ vi khuẩn đa dạng nhất với 44 loài, trong khi tai chỉ có19 loài. Những vùng da ẩm ướt (bên trong cánh mũi, nách, mặt trong mí mắt, kẽngón tay, nơi đeo nhẫn, khuỷu gối, rốn, gan bàn chân, khu cấm địa) và vùng dakhô (cánh tay, gan lòng bàn tay và mông) có tỉ lệ siêu vi tập trung cao hơn ởnhững vùng da dầu (dưới lông mày, cánh mũi, bên trong tai, da đầu, ngực vàlưng). Các nhà vi sinh vật đã nhận mặt chỉ tên từng loại vi khuẩn thường gặp trênda. Họ nhận thấy “kết cấu dân số” của chúng ở mỗi người một khác, theo tỷ lệ mỗiloài. “Thành phần sắc tộc” vi khuẩn ở người khỏe khác người yếu, người trẻ khácngười già, nam khác nữ, thậm chí người nông thôn khác người thành thị. Thế nhưng “tay ải, tay ai” giữa nam và nữ, ai nhiều vi khuẩn hơn, đố bạn?Chính là bàn tay mảnh dẻ, mềm mại của các quý bà, quý cô đấy. Các nhà khoa họcđã điểm mặt và đếm thấy số vi khuẩn trên tay phụ nữ vừa đông về số lượng, nhiềuvề chủng loại vi khuẩn hơn bàn tay vụng về và mạnh dạn của cánh đàn ông. Chẳng phải họ bẩn hơn đâu mà theo các bác sĩ, tay đàn ông có độ axít caohơn nên “bóp chết” được một số. Mặt khác, do tuyến dầu và tuyến mồ hôi giữanam và nữ khác nhau nên thu hút các vi khuẩn khác nhau. Người ta cũng biết rằng chính vi khuẩn trên da trong quá trình sống đã phânhủy, chuyển hóa các chất hữu cơ trong mồ hôi làm mỗi người có một mùi riêng rấtđặc trưng mà chỉ các cặp vợ chồng mới quen hơi bén tiếng... Vi khuẩn trên da có loại thường trú, sức gây bệnh yếu, thường đóng vai tròchống đỡ sự xâm nhập của các loài gây bệnh nặng hơn hoặc được dịp nào đó, nhưkhi mổ xẻ không sát trùng triệt để, chúng ào ạt đi vào nội tạng; có loại chỉ tạm trú,đến từ môi trường bên ngoài, từ người khác hoặc từ vật dụng đã bị nhiễm, đặc biệtđó là loại thường xuyên có mặt ở các bệnh viện đa khoa. Vi khuẩn đóng đô trong hệ tiêu hóa Nơi có mật độ dân số vi khuẩn cao không kém, có khi còn cao hơn trên dalà trong hệ tiêu hóa của con người. Một thống kê cho biết nơi màu mỡ này có tới1.200 loài vi khuẩn với dân số lên tới 100 tỷ con. Dường như tại mảnh đất trù phúnhất trong cơ thể này, mối quan hệ giữa người và vi khuẩn là quan hệ “cộng sinh”chứ không đối kháng. Các nhà y học cho rằng 85% những con vật li ti là dânlương thiện, chí thú làm ăn, chỉ 15% còn lại là “đầu bò đầu bướu”, có tiềm nănggây bệnh, khi gặp dịp là nổi loạn... Hệ vi khuẩn ngoan ngoãn ở đường ruột là yếu tố quan trọng không chỉ giúpta tiêu hóa thức ăn, thải độc, bài tiết, chuyển hóa mà còn tổng hợp các thành phầnvi lượng (vitamin, men), các nội tiết tố đường tiêu hóa các kháng sinh tự nhiên đểkìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn có hại và mầm bệnh. Trước khi thức ăn xuống dạ dày, chúng phải qua hai cửa ải đầy vi khuẩnđồn trú là miệng và thực quản. Vi khuẩn trong miệng nói chung thuộc loại bất hảo.Bạn sẽ hiểu chúng tác yêu tác quái thế nào nếu “thử” lơ là việc vệ sinh răng miệngtrong một tuần. Lợi sẽ viêm, răng sẽ bắt đầu sâu, men răng bắt đầu bị ăn mòn, đụckhoét và khi hà hơi thì đố ai không nhăn mặt. Bởi lẽ đơn giản, chỉ 1ml nước bọt đãđếm được 100 triệu cá thể vi khuẩn thuộc 600 loại khác nhau. Mùi hôi của miệng (các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh) là tác phẩm củaloại vi khuẩn có tên là H. pylori, thủ phạm gây bệnh viêm loét dạ dày mà 60%người Việt mắc, theo một điều tra mới đây. Người ta còn phát hiện trong miệngnhững vi khuẩn “điều khiển từ xa” ba căn bệnh thời đại là đau tim, tiểu đường vàbéo phì. Vi khuẩn - bạn hay thù? Theo quan niệm chung, vi khuẩn là có hại, mà ai cũng biết chúng là manglại cho loài người bao bệnh nan y như uốn ván, lao phổi, lao xương, hủi, thươnghàn, giang mai, dịch tả, dịch hạch, tiêu chảy, mụn nhọt... Tuy không hẳn tất cả đềulà những loài “độc ác” đến thế thì vi ...

Tài liệu được xem nhiều: