Có thể ngộ độc ô đầu?
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 137.42 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ô đầu (Aconitum fortunei Hemsl.) thuộc họ mao hương (Ranunculaceae), tên khác là ấu tàu, thảo ô, xuyên ô, co u tàu (Thái), ú tàu (Tày), cố y (Mông). Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh biên giới nước ta. Trong y học cổ truyền, ô đầu được coi là một trong số 4 vị thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ (tức phụ tử là dạng chế biến của ô đầu). Dạng sống ô đầu và dạng chín phụ tử đều được sử dụng phổ biến. Về dược tính: ô đầu có vị nhạt, the, về sau...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Có thể ngộ độc ô đầu? Có thể ngộ độc ô đầu? – Ô đầu (Aconitum fortunei Hemsl.) thuộc họ mao hương (Ranunculaceae), tên khác là ấu tàu, thảo ô, xuyên ô, co u tàu (Thái), ú tàu (Tày), cố y (Mông). Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh biên giới nước ta. Trong y học cổ truyền, ô đầu được coi là một trong số 4 vị thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ (tức phụ tử là dạng chế biến của ô đầu). Dạng sống ô đầu và dạng chín phụ tử đều được sử dụng phổ biến. Về dược tính: ô đầu có vị nhạt, the, về sau gây cảm giác kiến bò, được dùng chữa bán thân bất toại, chân tay tê mỏi, gân cơ đau nhức, co quắp. Chỉ dùng rượu ngâm ô đầu với tỉ lệ 10% để xoa bóp ngoài. Dùng riêng hoặc phối hợp ô đầu với nhiều vị thuốc khác như nghệ trắng, mật gấu, nhân hạt gấc, mật trăn, huyết lình. Cây và vị thuốc ô đầu. Ô đầu là một vị thuốc rất độc thuộc bảng A. Để giảm bớt độc tính, người ta đã chế biến ô đầu (dạng sống) thành phụ tử (thuốc chín). Phụ tử được xếp vào bảng B với liều gây độc là 25-100g. Phụ tử lại được chế giảm độc thêm nữa dưới dạng diêm phụ tử, hắc phụ tử và bạch phụ tử. Phụ tử có vị cay, hơi ngọt, tính nóng, có thể dùng uống để “hồi dương” trong những trường hợp cấp cứu như mạch gần như không có, mồ hôi ra nhiều, chân tay quờ quạng, phong hàn thấp tý, thận dương hư bất túc, cước khí, thủy thũng. Tuy độ độc có giảm nhưng những người giàu kinh nghiệm chữa bệnh vẫn phải phối hợp với các vị thuốc khác, đặc biệt là cam thảo và gừng sống, sắc kỹ, gạn lấy nước rồi uống. Có người còn nấu lại phụ tử nhiều lần với đậu đen hoặc ngâm nước vôi hoặc nước gạo đặc thật lâu rồi mới dùng. Xưa nay, người dân ở vùng núi cao coi ô đầu là một vị thuốc quý. Họ cho rằng người già dùng ô đầu thì nâng cao được thể lực, bớt đau mỏi, ăn ngủ tốt; giới trung niên thì tăng cường khả năng sinh lý, gân xương chắc khỏe. Dạng dùng thông thường là rượu ngâm uống hằng ngày. Phụ nữ sau khi đẻ dùng ô đầu nấu cháo sẽ chóng lại sức, lao động được ngay. Đôi khi dạng cồn xoa bóp cũng được sử dụng. Nhiều vụ ngộ độc vẫn xảy ra, thường là do uống rượu ngâm ô đầu. Người bị ngộ độc lúc đầu thấy cảm giác tê buồn ở lưỡi và niêm mạc miệng, rồi ngứa cổ và ho, sau đó nôn mửa, chân tay lạnh, toát mồ hôi, tim đập nhanh, nhỏ không đều, đại tiểu tiện ra quần, loạn hô hấp, có khi bất tỉnh. Nếu nặng thì thân nhiệt hạ thấp, mạch đập chậm, người xỉu đi, cuối cùng tử vong vì ngạt thở. Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, tốt nhất là không nên tự ý dùng ô đầu, phụ tử dù là ngâm rượu để xoa bóp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Có thể ngộ độc ô đầu? Có thể ngộ độc ô đầu? – Ô đầu (Aconitum fortunei Hemsl.) thuộc họ mao hương (Ranunculaceae), tên khác là ấu tàu, thảo ô, xuyên ô, co u tàu (Thái), ú tàu (Tày), cố y (Mông). Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh biên giới nước ta. Trong y học cổ truyền, ô đầu được coi là một trong số 4 vị thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ (tức phụ tử là dạng chế biến của ô đầu). Dạng sống ô đầu và dạng chín phụ tử đều được sử dụng phổ biến. Về dược tính: ô đầu có vị nhạt, the, về sau gây cảm giác kiến bò, được dùng chữa bán thân bất toại, chân tay tê mỏi, gân cơ đau nhức, co quắp. Chỉ dùng rượu ngâm ô đầu với tỉ lệ 10% để xoa bóp ngoài. Dùng riêng hoặc phối hợp ô đầu với nhiều vị thuốc khác như nghệ trắng, mật gấu, nhân hạt gấc, mật trăn, huyết lình. Cây và vị thuốc ô đầu. Ô đầu là một vị thuốc rất độc thuộc bảng A. Để giảm bớt độc tính, người ta đã chế biến ô đầu (dạng sống) thành phụ tử (thuốc chín). Phụ tử được xếp vào bảng B với liều gây độc là 25-100g. Phụ tử lại được chế giảm độc thêm nữa dưới dạng diêm phụ tử, hắc phụ tử và bạch phụ tử. Phụ tử có vị cay, hơi ngọt, tính nóng, có thể dùng uống để “hồi dương” trong những trường hợp cấp cứu như mạch gần như không có, mồ hôi ra nhiều, chân tay quờ quạng, phong hàn thấp tý, thận dương hư bất túc, cước khí, thủy thũng. Tuy độ độc có giảm nhưng những người giàu kinh nghiệm chữa bệnh vẫn phải phối hợp với các vị thuốc khác, đặc biệt là cam thảo và gừng sống, sắc kỹ, gạn lấy nước rồi uống. Có người còn nấu lại phụ tử nhiều lần với đậu đen hoặc ngâm nước vôi hoặc nước gạo đặc thật lâu rồi mới dùng. Xưa nay, người dân ở vùng núi cao coi ô đầu là một vị thuốc quý. Họ cho rằng người già dùng ô đầu thì nâng cao được thể lực, bớt đau mỏi, ăn ngủ tốt; giới trung niên thì tăng cường khả năng sinh lý, gân xương chắc khỏe. Dạng dùng thông thường là rượu ngâm uống hằng ngày. Phụ nữ sau khi đẻ dùng ô đầu nấu cháo sẽ chóng lại sức, lao động được ngay. Đôi khi dạng cồn xoa bóp cũng được sử dụng. Nhiều vụ ngộ độc vẫn xảy ra, thường là do uống rượu ngâm ô đầu. Người bị ngộ độc lúc đầu thấy cảm giác tê buồn ở lưỡi và niêm mạc miệng, rồi ngứa cổ và ho, sau đó nôn mửa, chân tay lạnh, toát mồ hôi, tim đập nhanh, nhỏ không đều, đại tiểu tiện ra quần, loạn hô hấp, có khi bất tỉnh. Nếu nặng thì thân nhiệt hạ thấp, mạch đập chậm, người xỉu đi, cuối cùng tử vong vì ngạt thở. Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, tốt nhất là không nên tự ý dùng ô đầu, phụ tử dù là ngâm rượu để xoa bóp.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học chuyên ngành y học y học dân tộc cách chăm sóc sức khỏe bệnh ở người đông y chữa bệnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 224 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 180 0 0 -
7 trang 178 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 149 0 0 -
Hoa cảnh chữa viêm gan, quai bị
5 trang 125 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 123 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 106 0 0 -
4 trang 106 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 99 0 0 -
Đề tài: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI NGƯỜI
33 trang 92 0 0