Danh mục

Cổ Viện Chàm: Quảng Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 200.58 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cổ Viện Chàm: Quảng NamBảo tàng được thành lập năm 1915 dưới sự giúp đỡ của trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp ở Hà Nội. Đến năm 1916 bảo tàng hình thành dãy nhà chính. Năm 1927-1928, khi người ta khai quật ở Trà Kiệu, di tích kinh đô Champa cổ, người ta thu được nhiều hiệnvật và mang về đây trưng bày. Đến năm 1934-1935, người ta khai quật ở Bình Định, kinh đô cuối cùng của vương quốc Champa, thu được rất nhiều hiện vật nên đã xây thêm hai dãy hai bên ở bảo tàng để...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cổ Viện Chàm: Quảng Nam Cổ Viện Chàm: Quảng NamBảo tàng được thành lập năm 1915 dưới sự giúp đỡ của trườngViễn Đông Bác Cổ của Pháp ở Hà Nội. Đến năm 1916 bảo tànghình thành dãy nhà chính. Năm 1927-1928, khi người ta khai quậtở Trà Kiệu, di tích kinh đô Champa cổ, người ta thu được nhiềuhiệnvật và mang về đây trưng bày. Đến năm 1934-1935, người takhai quật ở Bình Định, kinh đô cuối cùng của vương quốcChampa, thu được rất nhiều hiện vật nên đã xây thêm hai dãy haibên ở bảo tàng để trưng bày những hiện vật tìm được này. Bảotàng chính thực được khánh thành năm 1939. Bảo tàng gồm 4phòng và 6 hành lang, trưng bày 294 bản sao. Các hiện vật có niênđại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV.----------------------------------------------------------PHÒNG MỸ SƠN QUẢNG NAM:Mỹ Sơn là thánh địa của vương quốc Champa, cách Đà Nẵngkhoảng 70km về phía Tây Nam. Có niên đại từ thế kỷ IV đến XII.Vua Chăm xây dựng đền tháp để thờ các vị thần trong tôn giáo ẤnĐộ và các vị vua có công xây dựng vương quốc Champa. Theo cáckhám phá của những nhà khảo cổ người Pháp, thì ở Mỹ Sơn cókhoảng 70 công trình kiến trúc. Hiện nay chỉ còn 20 công trìnhkiến trúc vì chiến tranh và thời gian tàn phá.Trước mặt là bàn thờ Mỹ Sơn, niên đại thế kỷ VII. Đây cũng là tácphẩm cổ nhất ở bảo tàng. Phía trên bệ thờ nguyên là bộ Linga-Yoni, nhưng hiện nay bộ Linga-Yoni đó hiện vẫn còn lại ở MỹSơn. Khi người Pháp sắp xếp, người ta đặt lên đó tượng thầnSkanda-vị thần chiến tranh-con trai của thần Siva và nữ thần Uma.Ông đã có công tiêu diệt ác quỷ Takara đem lại bình yên cho thầnIndra. Xung quanh Skanda là các vị thần chỉ phương hướng. Cònđây là bức múa lụa dâng cúng cho thần linh, hai bên là hai con hổ.Xung quanh mô tả cảnh đời sống của các tu sĩ trong rừng sâu:luyện thuốc, thuyết pháp, chữa bệnh….Siva được mệnh danh là thần hủy diệt và sáng tạo. Thần có 3 mắtđể có thể nhìn thấu hiện tại, quá khứ và tương lai. Tượng Siva đặtgiữa phòng.Bức phù điêu mô tả sự hạ sanh của thần Brahma, vị thần sáng tạo.Thần Brahma được sinh ra từ rốn của thần Vishnu. Một đóa senmọc ra từ rốn thần Vishnu, từ đóa sen đó thần Brahma. Lúc đóthần Vishnu đang nằm trên con rắn 7 đầu. Thần Brahma có bốnđầu. Theo truyền thuyết thần có 5 đầu. Ông lấy chất nguyên nhiễmtrong người sinh ra một con gái. Sau đó ông bị mũi tên của thầnKama bắn vào tim. Chính vì vậy ông đem lòng yêu con gái củamình. Để tìm thấy cô ta khắp mọi nơi, ông đã mọc ra nhiều đầu.Brahma bị thần Siva dùng con mắt thứ ba chiếu vào cái đầu thứ 5và hủy diệt nó. Từ đó thần chỉ còn lại 4 đầu và biết sám hối.Thần Ganesa: là con trai của thần Siva. Ông là vị thần hạnh phúcvà may mắn. Thần có đầu voi, mình người. Truyền thuyết kể rằngkhi thần Siva đi xa vì những cuộc chiến tranh, thần đã để vợ ở nhàmà không biết rằng bà đang có mang khi thần ra đi. Mười tám nămsau quay trở về, thần nổi cơn ghen tức khi thấy một đứa con traihoàn toàn xa lạ mà người vợ bảo là con mình. Thần đã giận dữchém phăng cái đầu của đứa con ấy đi. Chẳng lâu sau đó, khi đãhiểu nguồn cơn, thần Siva cảm thấy vô cùng ân hận và thề rằng khiông đi vào rừng, người đầu tiên ông gặp sẽ phải hy sinh cái đầucho đứa con tội nghiệp của ông. Lúc vào rừng chẳng thấy ai, chỉthấy một con voi, ông đành chặt đầu voi và hóa phép cho liền vàođầu con trai mình. Hàng năm người Chăm tổ chức lễ hội tưởng nhớthần Ganesa và mùa xuân.--------------------------------------------------------------------------------TẤM BIA KÍ Ở MỸ SƠN QUẢNG NAM:Ở Mỹ Sơn có nhiều bia ký được viết bằng tiếng Phạn cổ. Thôngthường trên bia ký người ta ghi thời gian xây đền tháp và thờ cúngnhững vị vua nào, thần nào. Hiện nay chữ viết của người Chăm cónhiều thay đổi. Cách đây 50 năm, một số các nhà nghiên cứu cóthể đọc hiểu các chữ ghi trên bia ký nhưng bây giờ người có thểđọc hiểu chẳng còn ai.Bộ nhóm 7 Linga tượng trưng cho 7 vì sao trên trời. Phía dưới làhình ảnh của một buổi múa nhạc cung đình: Nhà vua cầm kiếm ởchính giữa, hai bên là những nhạc công và vũ nữ.Hành lang:Tượng nữ thần Seravasti-vợ của thần Brahma-được mệnh danh lànữ thần thơ ca.Tượng nữ thần Laksmi-vợ của thần Vishnu-được mệnh danh là nữthần sắc đẹp và phú quý.Tượng nữ thần Uma-vợ của thần Siva-nữ thần của ánh sáng đẹp.PHÒNG TRÀ KIỆU:Trà Kiệu cách Đà Nẵng 50km về phía Tây Nam, cách Mỹ Sơn20km. Trà Kiệu từng là kinh đô của vương quốc Champa cổ vàothế kỷ IV. Hiện nay Trà Kiệu chẳng để lại chút dấu vết gì cả.--------------------------------------------------------------------------------BỘ LINGA - YONI:Tượng thần Siva hoặc Linga. Người Chăm có lễ tắm Linga: ngườita bọc Linga bằng Cosha bằng vàng, sau đó họ đổ lên đó sữa hoặcnước, rồi đi xung quanh cầu nguyện. Có thể uống một chút nướcđó để cầu sự may mắn. Khắp nơi, trong khu vực cư trú của ngườiChampa, ta đều có thể gặp Linga: ở trên bệ thờ trong tháp, ở vị trícó tính cách trang trí, ở cả trên đỉnh tháp (tháp Bà Nha Trang).Người Chàm thuộc khu vực nông nghiệp, ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: