Con nghê - vật linh thuần Việt – phần 1
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con nghê - vật linh thuần Việt – phần 1 Con nghê - vật linh thuần Việt – phần 1Hai linh vật đặc thù của văn hóa Việt Nam là chim Hạc vàcon Nghê, thế nhưng trong khoảng hai trăm năm gần đây,ta thường thấy rồng và lân được dùng trang trí trong cácđền chùa, dinh thự lớn. Như tượng hai con lân trắng ở ngaytrước sân chùa Vĩnh Nghiêm, Sài gòn chẳng hạn. Nhữngngôi nhà lớn của người Việt ở hải ngoại hay ở trong nướccũng trang trí bằng tượng con lân. Chim hạc là linh vật từthời các vua Hùng dựng nên nước Văn Lang ta, còn conNghê xuất hiện từ bao giờ? (Phải chăng từ đời Lý, khi nềnvăn hóa thuần Việt được phục hồi và phát triển sau mộtngàn năm Bắc thuộc?). Dù là biểu tượng thuần túy ViệtNam nhưng con Nghê lại được ít người biết đến.Con Nghê là gì?Trong đời sống của người dân Việt, hai con thú được coinhư những người bạn thân thiết, gần gũi và quan trọng nhấtlà con trâu và con chó. Trâu để cầy ruộng, giúp sản xuất lúagạo, chó để giữ nhà, phòng kẻ gian, phòng thú dữ. Đời sốngthực tế có chó giữ nhà, còn đời sống tinh thần thì sao? Ôngcha ta cũng cần một linh vật để chống lại các tà ma ác quỷnữa chứ. Chó đá được dựng lên vì thế. Ở làng quê miềnBắc Việt Nam, trước cổng làng bao giờ cũng có một conchó đá để bảo vệ cả làng, trước cổng đình bao giờ cũng cóchó đá, và trước cổng nhà hay ở ngoài đầu hồi, ngoài cửanhà cũng thường có chó đá ngồi trước canh giữ cho giachủ. Những con chó đá này hình dạng thay đổi, cao khoảngtừ nửa thước tới một thước, thường là những tảng đá đượckhắc đẽo rõ ràng oai vệ, nhưng có khi chỉ là một khối đáđặt nghiêng theo dáng một con chó đang ở thế ngồi canhgiữ. (Truyện cổ cũng thường nhắc đến chó đá, như chuyện“Cậu học trò và con chó đá”, chuyện “Hai anh em và conchó đá” - Xin đọc: Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc,Truyện cổnước Nam)Rồi để bầy trước điện thờ, hay bàn thờ của những nhà giàucó, ở các đình chùa, đền miếu, chó đá hoá linh. Chó đáđược khắc đẽo với những chi tiết oai vệ, đầu chó, mặt chóđầy những nét oai nghiêm. Vì linh thiêng như thế, nên đượcgọi là con Nghê.Con Nghê còn được dùng để trang trí trong các ngôi đìnhcổ ở Việt Nam. Nghê được chạm trên cốn (xà ngang từ cộtra để đỡ xà dọc ở mái ngoài), hay được đạt trên đầu đao(sống mái chạy từ đỉnh nóc nhà xuống, cong lên như hìnhcây đại đao (mã tấu) nên gọi là đầu đao), như trên cốn đìnhlàng An Hoà (Hà Nam), Phất Lộc (Thái Bình), cột đìnhlàng Hội Thống (Hà Tĩnh) đầu đao đình làng Phù Lão (BắcGiang), làng Trung Cần (Nghệ An), làng Tây Đằng (SơnTây)... chẳng hạn. Thuở nhỏ, vào khoảng đầu thập niên1950 ở Thái Bình, còn thấy ở nhà cụ Hà Ngọc Huyền, ôngngoại chúng tôi có chưng tượng con Nghê cao gần mộtthước ngay lối vào phòng khách cùng với những bình,những chóe đời Khang Hy nhà Thanh, đời Minh... ConNghê này không biết nay đã lưu lạc về đâu?Vậy con Nghê là một linh vật thuần Việt, được sáng tạo đểbảo vệ đời sống tâm linh của người Việt. Con Nghê thườngđược thấy qua các món đồ gốm, mà có thể được giới thiệutiêu biểu dưới đây.Vài hình tượng con Nghê tiêu biểuTượng con Nghê: dựa trên nước men, màu men, chất đất tacó thể định rằng đây là một tác phẩm đời Lý (thế kỷ XI -XII). Con Nghê này cao độ 36cm, bàng đất nung, phủ mennâu, nét tô đắp cực kỳ tinh xảo, con Nghê trông sống động,oai vệ, tưởng chừng như có thể phóng lên xua đuổi tà mangay tức khắc. Mặt Nghê ngắn. Mình Nghê thon dài, rấtthanh tú. Cổ Nghê đeo dây lục lạc có tua, cổ ngửng thẳng.Lông trên sống lưng dựng đứng như một hàng kỳ, chạysuốt từ đỉnh đầu xuống đến đuôi. Chân Nghê thanh nhưngthẳng và mạnh, chân sau ở thế ngồi bắp thịt đùi trông rắnchắc mạnh mẽ, hai chân trước chống cao, chỗ đầu gối cólông xoắn cong. Mắt to, miệng lớn, mũi lớn, miệng Nghêhơi hé mở để lộ những răng nanh nhọn hoắt, như sẵn sàngxua đuổi tà ma. Tai Nghê lớn. Lông Nghê mượt sát vàomình với những đường khắc, uốn từ sống lưng xuống phíabụng, trông như vằn chó.Tượng con Nghê đời Lý (Bộ sưu tập Bùi Ngọc Tuấn) Nậmrượu hình con Nghê: chúng tôi xin đưa ra hình hai nậmrượu hình con Nghê, một mầu nâu, một mầu đen. Nghê vớihình dáng và thế ngồi cũng như mô tả ở trên, tuy rằng cácchi tiết không sắc sảo bằng. Nghê ngồi trên một bầu rượucó dáng trên tròn dưới ống. Mình Nghê rỗng, trên lưngNghê có vòi loe để chuyên rượu vào (nắp đậy chỗ nàykhông còn, nên ta không biết nắp cũng làm bằng đất sétnung hay bằng gỗ hoặc lá cuộn). Rượu được rót ra từ vòidài đi từ thân nậm, tựa như cọc với dây xích buộc Nghê.Hai nậm rượu hình con Nghê đời Lý (Bộ sưu tập Bùi NgọcTuấn) Bình trầm hương hình Nghê: màu men, nước men,chất đất, độ nung của các bình hương này cho thấy đây làcác tác phẩm làm thời Chu Đậu (thế kỷ XVI - XVIII) chứkhông phải đồ đời Lý hay đời Trần. Bình hương gồm haiphần, phần dưới là một hộp nhỏ hình chữ nhật, đây là chỗbỏ trầm vào đốt. Phần trên là nắp. Nắp là con Nghê ngồitrên một mặt phẳng đậy vừa kín phần dưới. Mình Nghêrỗng nên khi đốt trầm khói từ phần hộp phía dưới, luồntrong mình Nghê rồi bay ra từ miệng Nghê đang hơi khẽmở, trông rất oai nghiêm. Vì trầm được đốt trong hộp kínphía dưới mà chỉ có thể thoát khói ra khỏi miệng Nghê nêncháy rất chậm, vừa toả đủ khói hương để mang đầy vẻ linhthiêng mà vẫn cháy lâu cả buổi.Bình trầm hương con Nghê (thời Chu Ðậu, thế Kỷ 16 - 17)Hình trích từ Vietnam ceramics, A separate tradition, JohnGuy và John Stevensen, Avery Press 1997 Cũng có một sốbát hương làm vào khoảng thế kỷ XIII, XIV với hình chóthay vì hình nghê. Đây là các bát hương có dạng nửa tô,nửa đĩa, với tượng chó ngồi ở chính giữa bát hương. Thẻhương được đặt ngang thành bát, gác lên đầu chó.Bát hương con Nghê Hình trích từ Vietnam ceramics, Aseparate tradition, John Guy và John Stevensen, AveryPress 1997 Loại khác gồm hai phần, phần dưới chắc cũngdùng để đốt trầm, khói bay luồn trong tượng chó ngồi ởgiữa rồi tuôn ra miệng chó. Khi không đốt trầm, cây hươngcũng được đặt gác lên đầu chó. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa các dân tộc lễ hội văn hóa văn hóa việt nam phong tục việt nam tập quán việt namTài liệu cùng danh mục:
-
Tìm hiểu về Nam bộ xưa và nay: Phần 2
243 trang 373 0 0 -
8 trang 349 0 0
-
8 trang 316 0 0
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bộc Nhiêu (1946-2015): Phần 1
110 trang 306 0 0 -
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 300 0 0 -
Tìm hiểu Non nước Việt Nam: Sắc hương Bắc bộ - Phần 1
241 trang 274 0 0 -
15 trang 252 0 0
-
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 240 0 0 -
Ebook Lịch sử tư tưởng Nhật Bản: Phần 2
170 trang 237 0 0 -
9 trang 225 0 0
Tài liệu mới:
-
Bài giảng Kết cấu bêtông cốt thép - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
172 trang 0 0 0 -
Nghệ thuật và khoa học đánh giá sự thực thi của CEO –phần1
10 trang 0 0 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT
57 trang 0 0 0 -
8 trang 0 0 0
-
10 trang 0 0 0
-
Bài giảng Khai phá dữ liệu - Chương 3: Khai phá luật kết hợp
70 trang 0 0 0 -
Bài giảng Khai phá dữ liệu - Chương 5: Phân lớp dữ liệu
34 trang 0 0 0 -
Bài giảng Khai phá dữ liệu - Chương 4: Phân cụm dữ liệu
47 trang 0 0 0 -
Bài giảng Khai phá dữ liệu - Chương 1: Khái quát về khai phá dữ liệu
41 trang 0 0 0 -
Bài giảng Khai phá dữ liệu: Chương 3 - Phan Mạnh Thường
39 trang 0 0 0