Danh mục

Công bằng phân phối thông qua phân bổ nguồn lực tài chính phát triển cơ cấu vùng kinh tế tại Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 282.29 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Công bằng phân phối thông qua phân bổ nguồn lực tài chính phát triển cơ cấu vùng kinh tế tại Việt Nam" phân tích các kết quả đạt được, nhóm tác giả đã chỉ ra những bất cập còn tồn tại cụ thể là sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế và xã hội giữa các vùng vẫn còn có sự cách biệt. Từ đó, một số quan điểm và giải pháp đã được đề xuất nhằm đảm bảo công bằng phân phối thông qua chính sách phân bổ nguồn lực tài chính phát triển cơ cấu vùng kinh tế tại Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công bằng phân phối thông qua phân bổ nguồn lực tài chính phát triển cơ cấu vùng kinh tế tại Việt Nam CÔNG BẰNG PHÂN PHỐI THÔNG QUA PHÂN BỔ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CƠ CẤU VÙNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Phạm Quỳnh Mai*- Lưu Huyền Trang ** 1 TÓM TẮT: Công bằng trong phân phối phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, yếu tố văn hóa của từng vùng, từng khu vực. Chính sách phân bổ nguồn lực tài chính có ảnh hưởng rất lớn tới công bằng phân phối trong quá trình phát triển cơ cấu vùng kinh tế. Bài viết nhấn mạnh tới vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết các nguồn lực đặc biệt là nguồn lực tài chính giúp điều hòa quan hệ lợi ích về kinh tế và xã hội giữa các vùng miền tại Việt Nam. Thông qua việc phân tích các kết quả đạt được, nhóm tác giả đã chỉ ra những bất cập còn tồn tại cụ thể là sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế và xã hội giữa các vùng vẫn còn có sự cách biệt. Từ đó, một số quan điểm và giải pháp đã được đề xuất nhằm đảm bảo công bằng phân phối thông qua chính sách phân bổ nguồn lực tài chính phát triển cơ cấu vùng kinh tế tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Công bằng phân phối; nguồn lực tài chính; phát triển cơ cấu vùng kinh tế; Việt Nam ABSTRACT: Equity in distribution is subject to the level of socio-economic development and culture of each region. Financial resource allocation policy has a strong influence on equity in distribution in the development process of economic zones. This paper emphasizes the role of the state in regulation of resources, especially financial resources, that harmonizes the economic and social benefits among regions in Viet Nam. Through analysis of achieved results, the authors have shown the shortcomings, particularly the significant diference in the level of socio-economic development among regions. Therefore, some solutions have been presented to ensure the equity in distribution via policy of financial resource allocation aiming to develop economic zones in Viet Nam in the near future Key words: Equity in distribution; financial resources; development of economic zone; Viet Nam 1. GIỚI THIỆU Theo nhóm tác giả công bằng phân phối là biểu hiện cụ thể của công bằng xã hội về mặt kinh tế. Công bằng phân phối thể hiện thông qua sự phân phối một cách hợp lý, phản ánh đúng tương quan giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa trách nhiệm và lợi ích. Tuy nhiên công bằng phân phối còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, yếu tố văn hóa của từng khu vực. Công bằng phân phối được đề cập ở nhiều khía cạnh, trong đó có sự công bằng qua phân phối lại, từ vùng giàu đến vùng vùng nghèo, chú ý tới các khu vực yếu thế. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa, của các cuộc cách mạng công nghiệp, hiện tượng phân hóa giàu nghèo, phân hóa vùng diễn ra ngày càng phổ biến. Do đó, đảm bảo công bằng phân phối là một yêu cầu khách quan và nhóm tác giả đã quyết định nghiên cứu về công bằng trong phân phối các nguồn lực tài chính nhằm phát triển vùng kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Ở cấp độ vĩ mô, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết các nguồn lực đặc biệt là nguồn lực tài chính (NLTC) nhằm giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo, duy trì khoảng cách hợp lý giữa các vùng, đảm * Phạm Quỳnh Mai, TS , Học Viện Tài Chính, 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. ** Lưu Huyền Trang, Ths, Học Viện Tài Chính, 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1033 bảo mối quan hệ hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Việc thực hiện chính sách phân bổ nguồn lực tài chính một cách hợp lý theo điều kiện kinh tế - xã hội thực tế của các vùng kinh tế giúp đảm bảo tính công bằng giữa các vùng, khu vực trong quá trình phát triển. Các công cụ được nhà nước sử dụng để điều tiết đó chính là các nguồn lực tài chính, đặc biệt là nguồn lực tài chính khu vực công, như: thuế, ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống an sinh xã hội, các công cụ tín dụng nhà nước… Công bằng phân phối trong quá trình tăng trưởng kinh tế các vùng được thể hiện qua việc quy hoạch và xây dựng kế hoạch cụ thể để cân đối hợp lý mức đầu tư cho các vùng lãnh thổ trên cả nước. Chủ trương của nhà nước là đầu tư cao hơn cho các vùng kinh tế động lực, tạo ra đầu tàu kinh tế cho cả khu vực. Bên cạnh đó vẫn đảm bảo chú ý đầu tư thích đáng cho các vùng khác, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, giảm dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng. Việc phân bổ NLTC phát triển các vùng kinh tế cũng nhằm khắc phục tình trạng “bất công tự nhiên”, bất công do lịch sử để lại, giữ vững ổn định kinh tế - chính trị, đảm bảo sự phát triển bền vững. 2. CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN CƠ CẤU VÙNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Việt Nam có hiện đang có “63 nền kinh tế” tương ứng với con số 63 tỉnh thành trên cả nước. 63 tỉnh thành này lại được chia thành 6 vùng kinh tế xã hội. Mỗi vùng có những đặc điểm, lợi thế và hạn chế riêng về địa hình, khí hậu, văn hóa, con người… Vùng Trung du miền núi phía Bắc chủ yếu địa hình là đồi núi cao, vùng Tây Nguyên hầu hết lãnh thổ thuộc về ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: