Thông tin tài liệu:
Nội dung bài viết "Công cụ huy động nguồn lực tài chính đất đai phục vụ đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị: Kinh nghiệm của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam" đề cập một số vấn đề lý thuyết về huy động nguồn lực tài chính từ đất đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị thông qua các công cụ thu hồi giá trị đất đai; đồng thời tập trung tìm hiểu thực tiễn triển khai các công cụ thu hồi giá trị đất đai tại Nhật Bản. Trên cơ sở đó, bài viết rút ra một số định hướng và bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào điều kiện cụ thể của các đô thị tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công cụ huy động nguồn lực tài chính đất đai phục vụ đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị: Kinh nghiệm của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam
CÔNG CỤ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ĐẤT ĐAI
PHỤC VỤ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ:
KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Thanh Lân1
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt
Trong bối cảnh phát triển đô thị hiện nay, việc đa dạng hóa các nguồn tài chính cho
phát triển đô thị nói chung và CSHT đô thị nói riêng là vô cùng quan trọng và cấp bách.
Trong đó, việc triển khai áp dụng các công cụ và cơ chế thu hồi phần giá trị đất đai để huy
động nguồn lực tài chính từ đất phục vụ đầu tư vào CSHT đô thị được xem như là một phương
thức khả thi và bền vững. Nội dung bài viết đề cập một số vấn đề lý thuyết về huy động nguồn
lực tài chính từ đất đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị thông qua các công cụ thu hồi giá trị đất đai;
đồng thời tập trung tìm hiểu thực tiễn triển khai các công cụ thu hồi giá trị đất đai tại Nhật
Bản. Trên cơ sở đó, bài viết rút ra một số định hướng và bài học kinh nghiệm có thể vận dụng
vào điều kiện cụ thể của các đô thị tại Việt Nam.
Từ khóa: Cơ sở hạ tầng; Đô thị; Giá trị đất gia tăng; Nguồn lực tài chính đất
đai; Thu hồi giá trị đất đai (LVC).
1. Đặt vấn đề
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) đóng vai trò quan trọng, thiết yếu đối với
mỗi đô thị và quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nhiều đô thị và thành phố trên
thế giới đang phải đối mặt với áp lực về tài chính trong việc huy động các nguồn vốn
phục vụ quá trình phát triển CSHT. Bằng chứng thực tế cho thấy, trong phát triển CSHT
tại nhiều đô thị và các quốc gia trên thế giới, bên cạnh việc thu hút và huy động vốn từ
các nguồn như: Nguồn vốn ngân sách nhà nước, đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài, cần
phải huy động nguồn vốn quan trọng khác - đó là nguồn vốn hóa từ phần gia tăng giá trị
của đất đai tại đô thị (Nguyễn Thanh Lân, 2018).
Ở Việt Nam, việc 'xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công
trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn' được xác định là
một trong 3 đột phá chiến lược (Theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011
- 2020 Việt Nam). Đáng quan tâm, tại các thành phố lớn, cần có những giải pháp đầu tư
vào hạ tầng đô thị với nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị như các trục giao thông
hướng tâm, các đường vành đai v.v. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nguồn vốn bố trí
cho phát triển hạ tầng (cụ thể hạ tầng đường bộ) tại các đô thị nói riêng và các địa phương
đang thiếu hụt trầm trọng, chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn vay
(Trần Kim Chung, 2017). Vấn đề đặt ra, chúng ta cần tìm kiếm, nghiên cứu và huy động
các nguồn vốn tài chính khác – mà cụ thể ở đây là huy động nguồn vốn tài chính từ đất
đai thông qua các công cụ thu hồi giá trị đất (Land value capture tools).
1
Tel: 097.996.1838; Email: nguyenthanhlan@neu.edu.vn
331
Bài viết này nhằm mục tiêu tổng hợp một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến việc
huy động nguồn lực tài chính từ đất đai phục vụ đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị (tập trung vào
hạ tầng giao thông) thông qua các công cụ thu hồi/ điều tiết giá trị đất đai. Ngoài ra, bài
viết tập trung phân tích và khai thác những kinh nghiệm thực tiễn trong huy động nguồn
lực tài chính đất đai phục vụ đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị của Nhật Bản. Trên cơ sở đó, bài
viết đề xuất một số bài học có thể áp dụng cho Việt Nam.
2. Lý luận chung về huy động nguồn lực tài chính từ đất đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị
thông qua các công cụ thu hồi giá trị đất đai
Khi đề cập đến vấn đề huy động nguồn lực và thu hồi giá trị nói chung trong khoa
học kinh tế và quản lý, Lepak và cộng sự (2007) cho rằng có thể chia làm 03 cấp độ tương
ứng với 03 chủ thể tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội, cụ thể là: các cá nhân, các
tổ chức (doanh nghiệp) và xã hội (nhà nước).
Đối với đất đai, việc huy động nguồn lực tài chính đất đai và thu hồi giá trị đất đai
(land value capture) thường được sử dụng theo 02 cách phổ biến, đó là: (i) Nhấn mạnh
vào mục đích sử dụng - với hàm ý loại chính sách hoặc công cụ pháp lý để thu hồi phần
tăng thêm giá trị của đất đai (bất kể nguyên nhân nào làm thay đổi giá trị đất đai); (ii)
Nhấn mạnh vào kết quả của quá trình đầu tư CSHT hoặc các quy định chính sách của nhà
nước làm thay đổi giá trị đất đai. Đây là cách được sử dụng trực tiếp, đề cập đến sự cải
thiện (betterment) làm gia tăng giá trị đất đai (Nguyễn Thanh Lân, 2018). Như vậy, sự
phân chia này cũng khá tương đồng với cơ chế huy động nguồn lực đất đai nhằm cung
cấp tài chính CSHT đô thị do Peterson (2009) và Alterman. R (2012) đề xuất.
Để có thể huy động nguồn lực tài chính đất đai, chúng ta cần thiết sử dụng các công
cụ thu hồi phần gia tăng của giá trị đất đai do quá trình đầu tư CSHT tại đô thị. Về cơ
bản, có 03 nhóm công cụ chủ yếu được sử dụng là: công cụ điều tiết chung (công cụ vĩ
mô – macro instruments), công cụ trực tiếp (Direct instruments) và công cụ gián tiếp
(Indirect instruments) (Rebelo, E. M, 2017). Trong đó:
(a) Công cụ điều tiết chung: Được phản ánh trong chế độ pháp lý sử dụng đất của
mỗi quốc gia. Đây được xem chính là điều kiện thúc đẩy chính sách quản lý và sử dụng đất
đai hiệu quả hơn. Suzuki và các cộng sự (2015) quan niệm rằng, các công cụ điều tiết chung
vừa đóng vai trò định hướng sử dụng đất, đồng thời thực hiện việc thu hồi phần giá trị gia
tăng của đất trên cơ sở quá trình phát triển đất đai. Các công cụ điều tiết chung được đề cập
đến chủ yếu bao gồm: Nhà nước trực tiếp kiểm soát đối việc sử dụng các quỹ đất đã được
quốc hữu hóa; Thực hiện chế độ thuê đất có thời hạn thay vì giao đất; Thực hiện chế độ dữ
dự đất đai thông qua ngân hàng đất đai (land banking); Tái điều chỉnh đất đai ( ...