Danh mục

CÔNG CUỘC TÁI THIẾT CẤP TIẾN TẠI HOA KỲ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 137.98 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CÔNG CUỘC TÁI THIẾT CẤP TIẾN TẠI HOA KỲCả Lincoln và Johnson đều đã thấy trước rằng Quốc hội sẽ có quyền phủ nhận ghế của các nhà lập pháp bang miền Nam trong Thượng viện hay Hạ viện Mỹ căn cứ theo điều khoản của Hiến pháp cho rằng Mỗi viện sẽ là người phán quyết những tiêu chuẩn của các nghị sỹ thuộc viện đó. Điều này đã được thông qua khi dưới sự lãnh đạo của Thaddeus Stevens, các nghị sỹ được mệnh danh là những đảng viên Đảng Cộng hòa cấp tiến, những người thận trọng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÔNG CUỘC TÁI THIẾT CẤP TIẾN TẠI HOA KỲ CÔNG CUỘC TÁI THIẾT CẤP TIẾN TẠI HOA KỲ Cả Lincoln và Johnson đều đã thấy trước rằng Quốc hội sẽ có quyền phủ nhậnghế của các nhà lập pháp bang miền Nam trong Thượng viện hay Hạ viện Mỹ căncứ theo điều khoản của Hiến pháp cho rằng Mỗi viện sẽ là người phán quyếtnhững tiêu chuẩn của các nghị sỹ thuộc viện đó. Điều này đã được thông qua khidưới sự lãnh đạo của Thaddeus Stevens, các nghị sỹ được mệnh danh là nhữngđảng viên Đảng Cộng hòa cấp tiến, những người thận trọng với công cuộc tái thiếtnhanh gọn, đã từ chối sắp xếp chỗ cho các Thượng nghị sỹ và Hạ nghị sỹ của miềnNam mới được bầu. Sau đó trong vòng vài tháng tiếp theo, Quốc hội đã nhóm họpthảo ra một kế hoạch tái thiết miền Nam rất khác với kế hoạch do Lincoln đã bắtđầu và Johnson đã tiếp tục. Sự ủng hộ rộng rãi của dư luận dần dần phát triển có lợi cho các nghị sỹ Quốchội chủ trương những người da đen cần được trao quyền công dân hoàn toàn. Chotới tháng 7/1866, Quốc hội đã thông qua dự luật các quyền dân sự và thành lậpmột Cục Phụ trách nô lệ mới được giải phóng - cả hai việc này đều nhằm ngănngừa sự phân biệt chủng tộc do các cơ quan l ập pháp miền Nam tiến hành. Tiếptheo việc này, Quốc hội đã thông qua Điều bổ sung sửa đổi thứ 14 của Hiến pháp,điều khoản này nói rằng tất cả mọi người sinh ra trên nước Mỹ hay được nhậpquốc tịch Mỹ, và vì thế có quyền lợi pháp lý, đều là công dân của Hợp chủng quốcvà của các bang nơi họ cư trú. Điều bổ sung sửa đổi này đã bãi bỏ luật Dred Scottvốn phủ nhận quyền công dân của nô lệ. Tất cả các cơ quan lập pháp bang miền Nam, ngoại trừ bang Tennessee, đều đãkhước từ phê chuẩn Điều bổ sung sửa đổi này, một số bang đồng lòng bỏ phiếuchống lại. Hơn nữa, các cơ quan lập pháp bang ở miền Nam đã thông qua nhiều bộluật để quản lý người da đen tự do. Các luật này khác nhau ở các bang, nhưng mộtsố điều khoản là chung. Người da đen bị đòi hỏi phải tham gia các hợp đồng laođộng thường niên với những hình phạt được thực thi trong trường hợp vi phạm; trẻem sống phụ thuộc phải bắt buộc học việc và bị chủ trừng phạt bằng roi vọt; vànhững người lang thang có thể bị đem bán để làm việc cho tư nhân nếu họ khôngthể trả các khoản tiền phạt nặng nề. Nhiều người miền Bắc cho rằng phản ứng này của miền Nam là nỗ lực nhằm táilập chế độ nô lệ và không công nhận chiến thắng của Liên bang trong cuộc Nộichiến. Việc Johnson, mặc dù là người ủng hộ Liên bang, là một đảng viên ĐảngDân chủ ở miền Nam với thói quen dùng từ hoa mỹ quá mức và ghét thỏa hiệpchính trị cũng không giúp giải quyết được tình hình này. Đảng Cộng hòa chiếm đasố trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1866. Sau khi có quyền lực, những người Cấptiến đã áp đặt chương trình Tái thiết theo ý họ. Trong Đạo luật Tái thiết thông qua tháng 3/1867, Quốc hội đã phớt lờ nhữngchính phủ đã được thành lập ở các bang miền Nam và chia miền Nam thành nămkhu vực quân sự, mỗi khu vực do một viên tướng của Liên bang điều hành. Việcquản lý quân sự thường xuyên sẽ không áp dụng cho những bang mà ở đây đãthành lập các chính phủ dân sự phê chuẩn Điều bổ sung sửa đổi thứ 14 và chấpnhận quyền bầu cử của người da đen. Những người ủng hộ phe ly khai và khôngtuyên thệ trung thành với nước Mỹ thường không được đi bầu cử. Điều bổ sungsửa đổi thứ 14 được phê chuẩn năm 1868. Điều bổ sung sửa đổi thứ 15 được Quốchội thông qua vào năm sau đó và được các cơ quan lập pháp bang phê chuẩn năm1870 đã quyết định rằng quyền đi bầu cử của công dân Hoa Kỳ sẽ không bị phủnhận hay hạn chế bởi Chính phủ Hoa Kỳ hay chính phủ bất kỳ bang nào vì lý dochủng tộc, màu da hay tình trạng nô lệ trước đây. Những đảng viên Cộng hòa cấp tiến trong Quốc hội đã nổi khùng lên vì nhữnglần phủ quyết (mặc dù những phủ quyết này đã bị bác bỏ) của Tổng thống Johnsonđối với luật bảo vệ những người da đen mới được giải phóng và trừng phạt nhữngthủ lĩnh của phe ly khai trước đây bằng cách tước bỏ quyền tham gia quản lý nhànước của họ. Mối ác cảm của Quốc hội đối với Johnson lớn đến mức, lần đầu tiêntrong lịch sử nước Mỹ, việc luận tội đã được tiến hành nhằm bãi miễn tổng thống. Hành động chống đối chính của Johnson là việc ông đối đầu với các chính sáchtrừng phạt của Quốc hội và thứ ngôn ngữ thô bạo mà ông dùng để phê phán cácchính sách đó. Sự buộc tội theo luật pháp nghiêm trọng nhất mà những kẻ thù củaông có thể nhằm vào chống lại ông là tuy đã có Luật Bổ nhiệm (một đạo luật đòihỏi sự tán thành của Thượng viện về việc bãi miễn bất kỳ quan chức nào màThượng viện trước đây đã phê chuẩn bổ nhiệm) nhưng ông đã bãi nhiệm khỏi Nộicác của mình viên Bộ trưởng Chiến tranh, một người ủng hộ trung thành của Quốchội. Khi việc luận tội được tiến hành tại Thượng viện, Johnson đã được chứngminh là ông bãi nhiệm thành viên Nội các của mình theo đúng quyền hạn. Thậmchí còn quan trọng hơn khi người ta vạch rõ rằng một tiền lệ nguy hiểm sẽ đượclập ra nếu Quốc hội buộc phải bãi nhiệm một tổng thống chỉ vì ông ...

Tài liệu được xem nhiều: