Danh mục

Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (APSC) mục tiêu, nội dung và triển vọng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 228.49 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột chính là Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng văn hóa - xã hội, theo lịch trình sẽ được thiết lập vào năm 2015. Bài viết thông tin đến các bạn về mục tiêu, nguyên tắc hoạt động, tiến trình thực hiện APSC, triển vọng của APSC của cộng đồng ASEAN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (APSC) mục tiêu, nội dung và triển vọng TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 CỘNG ĐỒNG CHÍNH TRỊ - AN NINH ASEAN (APSC) MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ TRIỂN VỌNG Lê Sĩ Hưng1 TÓM TẮT Cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột chính là Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồngKinh tế và Cộng đồng văn hóa - xã hội, theo lịch trình sẽ được thiết lập vào năm 2015. Trongba thành tố cấu thành nên Cộng đồng ASEAN, Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (APSC) làthành tố được đề cập đầu tiên. Việc thiết lập APSC nhằm đưa hợp tác an ninh - chính trị củaASEAN lên bình diện cao hơn, tăng cường khả năng an ninh quốc gia và khu vực. Từ khoá: Cộng đồng ASEAN 1. MỞ ĐẦU Trong bản tuyên bố thành lập ASEAN năm 1967 đã nói tới mục tiêu: tăng cường nềntảng cho một cộng đồng các Quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng [1, tr. 189]. Tầmnhìn ASEAN 2020 cũng nêu rõ: “Chúng tôi hình dung đến năm 2020 toàn bộ Đông Nam Á sẽlà một Cộng đồng ASEAN” [2, tr. 29]. Tiếp đó Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 diễn ra ởBali, Inđônêxia (10-2003) đã thông qua Tuyên bố hòa hợp ASEAN II nêu rõ: “Một Cộng đồngASEAN sẽ được thiết lập với ba trụ cột chính là hợp tác an ninh - chính trị, hợp tác kinh tế vàhợp tác văn hoá - xã hội đan xen và hỗ trợ chặt chẽ cho nhau vì mục đích đảm bảo hoà bình, ổnđịnh và thịnh vượng chung trong khu vực” [3, tr. 2-3]. Năm 2004, ý tưởng xây dựng Cộng đồngASEAN gồm ba trụ cột chính là Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộngđồng văn hóa - xã hội đã bắt đầu được triển khai, ban đầu Cộng đồng ASEAN dự kiến sẽ đượcthiết lập vào năm 2020. Nhưng trước những chuyển biến nhanh chóng của tình hình khu vực vàquốc tế, đồng thời giúp khẳng định vai trò trung tâm của Hiệp hội ở Đông Nam Á, Hội nghị cấpcao ASEAN lần thứ 12, diễn ra tại Xêbu, Philippin (1-2007), các nhà lãnh đạo ASEAN sớmthúc đẩy thời hạn thiết lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Trong ba nhân tố cấu thành nên Cộng đồng ASEAN, Cộng đồng chính trị - an ninhASEAN (APSC) là nhân tố được đề cập đầu tiên. Ý tưởng về APSC được Inđônêxia đưa ra tạiHội nghị các quan chức cao cấp ASEAN (4-2003), nhằm tạo sự cân bằng giữa hợp tác chính trị- an ninh với hợp tác kinh tế trong ASEAN [4, tr. 67]. Sáng kiến này lúc đầu không nhận đượcsự ủng hộ của tất cả các nước thành viên ASEAN, vì nhận thức về an ninh của các nước thànhviên còn nhiều khác biệt. Tuy nhiên, sau nhiều lần thảo luận, các nước ASEAN đã thống nhấtquan điểm về việc thành lập APSC. Việc thiết lập APSC xuất phát từ nhu cầu hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN trongbối cảnh tình hình quốc tế và khu vực những năm đầu thế kỉ XXI có nhiều thay đổi. Khủnghoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á năm 1997-1998 đã khiến nội bộ nhiều nước bất ổn, xu1 TS. Khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Hồng Đức. 95 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011hướng li khai gia tăng. Sau sự kiện 11-9-2001, nguy cơ khủng bố lan rộng ở nhiều nước ĐôngNam Á, những vấn đề như buôn lậu vũ khí, ma túy, bệnh tật, thiên tai v.v.. có khả năng bùng nổở khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, một số cường quốc lợi dụng chiêu bài chống khủng bốđể can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều quốc gia, trong đó có các nước Đông Nam Á. Đểđối phó với những vấn đề trên, ASEAN nhận thấy cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp hànhđộng giữa các nước trong khu vực. Nhưng những hình thức hợp tác an ninh mà ASEAN đangtiến hành chưa đem lại hiệu quả như mong muốn [4, tr. 68]. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu thành lập Mục đích thành lập APSC đã được thể hiện rõ trong tuyên bố Hòa hợp ASEAN II là đưahợp tác an ninh - chính trị của ASEAN lên bình diện cao hơn, tăng cường khả năng an ninhquốc gia và khu vực, tạo điều kiện cho ASEAN tiếp tục đóng vai trò lãnh đạo trong ARF, cácnước trong khu vực chung sống hòa bình, xây dựng ASEAN từ một Hiệp hội trở thành tổ chứchợp tác liên chính phủ với mức độ liên kết chặt chẽ hơn [3, tr. 4]. APSC sẽ đề ra một hành lang cho hợp tác chính trị - an ninh trong ASEAN, tạo cơ chếgiải quyết xung đột, làm tăng tính trách nhiệm và chia sẻ về an ninh giữa các nước thành viên,nhưng đồng thời không làm tổn hại đến chủ quyền, độc lập của mỗi nước, không thay thế chochính sách an ninh quốc phòng của các nước thành viên [5, tr. 91]. APSC chỉ là công cụ giúpcủng cố an ninh quốc phòng của các quốc gia thành viên. APSC chú trọng đến những vấn đề anninh phi truyền thống, nhưng không tạo ra khối liên minh quân sự hay một liên minh phòng thủ.Khi tham gia APSC, các nước thành viên vẫn có thể có mối quan hệ hợp tác an ninh với cácnước ngoài khu vực Đông Nam Á, tính chất của A ...

Tài liệu được xem nhiều: