Danh mục

Cộng đồng người Việt ở thành phố Đà Lạt bảo tồn và phát huy bản sắc

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 278.60 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nghiên cứu quá trình bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng người Việt (Kinh) ở thành phố Đà Lạt từ đầu thế kỷ XX đến nay. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cộng đồng người Việt ở thành phố Đà Lạt bảo tồn và phát huy bản sắc TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016 CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC Lê Thị Nhuấn1 TÓM TẮT Bài viết này nghiên cứu quá trình bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của cộngđồng người Việt (Kinh) ở thành phố Đà Lạt từ đầu thế kỷ XX đến nay. Kết quả chothấy, chính ở môi trường sinh thái Đà Lạt, người Việt di cư đã dần thích ứng với hoàncảnh và tạo ra văn hóa sản xuất riêng, tích hợp kĩ năng làm ruộng truyền thống ở đồngbằng với việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong nông nghiệp để sinh tồn.Ngoài ra, nhiều nét văn hóa mới về vật chất, tinh thần cũng như tổ chức cuộc sống ởđịa bàn cư trú mới đã hình thành và ổn định, cho thấy sức sống bền bỉ dẻo dai củanhững người di cư. Từ khóa: Cộng đồng người Việt, bảo tồn, phát huy bản sắc. 1. MỞ ĐẦU Người Việt - một cộng đồng được hình thành ở vùng đồng bằng, nơi cảnh quan môitrường thích hợp cho việc trồng lúa nước để sinh tồn. Sinh sống lâu đời trong sinh tháiđồng bằng, họ đã khẳng định được bản sắc văn hóa của mình. Sau đó, trong tiến trình lịchsử, đã có một bộ phận người Việt di cư đến vùng núi để định cư, trong đó có Đà Lạt (LâmĐồng). Vào thời kỳ khai sinh thành phố Đà Lạt (1893-1914), người Việt tới đây còn khá ít.Từ năm 1915 trở đi, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đô thị Đà Lạt, cộng đồng ngườiViệt đến Đà Lạt khá đông đảo. Phần lớn, những người di cư đều có nguồn gốc miền Bắcvà miền Trung. Hiện nay, người Việt là khối cộng đồng cư dân chủ thể ở thành phố ĐàLạt, với khoảng 197.005, chiếm 95,97% dân số Đà Lạt (2009)2. Ngay sau khi chuyển cưlên cao nguyên Lang Biang, họ đã sớm thích nghi với môi trường khác biệt bằng sự sángtạo, thích ứng bằng bản sắc văn hóa vốn có từ nơi xuất cư và thiết lập mối quan hệ xã hộivới các tộc người khác. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về cộng đồng người Việt ở Đà Lạt Năm 1895, cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại, tiếng súng Cần Vương chấm dứt,thực dân Pháp chính thức hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam. Chương trình khai1 Giảng viên Khoa Quốc tế học, trường Đại học Đà Lạt.2 Nguồn: Cục Thống kê Lâm Đồng (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Lâm Đồng năm 2009: cáckết quả chủ yếu, Đà Lạt. 135 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp được triển khai trên quy môtoàn Đông Dương. Một trong những vấn đề đặt ra đối với chính quyền cai trị là cần phảichọn một nơi nghỉ dưỡng cho người Pháp có đầy đủ điều kiện như các nước thuộc địakhác3. Cuối thế kỷ XIX, cuộc thám hiểm của bác sĩ A. Yersin4 đã đánh dấu sự ra đời củađô thị Đà Lạt. Những phác họa của A. Yersin đã khiến vùng đất này là mục tiêu để thựcdân Pháp chọn Đà Lạt làm nơi nghỉ dưỡng của quan chức Pháp. Năm 1897, toàn quyềnPaul Doumer5 đã quyết định xây dựng cao nguyên Lâm Viên làm nơi nghỉ dưỡng dành chongười Pháp tại Đông Dương. Với chính sách cai trị, vơ vét, bóc lột triệt để thuộc địa của thực dân Pháp đã đẩynhân dân Việt Nam vào đường cùng không có lối thoát. Ở các vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộdân cư đông đúc, diện tích đất canh tác chật hẹp lại bị nạn mất mùa, đói kém, chính quyềnthực dân đã cấu kết với địa chủ cường hào cướp bóc, áp bức đẩy người nông dân ra khỏilàng xã đến những miền đất xa xôi để tìm kế sinh nhai. Mặt khác, Pháp còn đưa ra nhữngthứ thuế vô lý dẫn đến nhiều phong trào chống thuế diễn ra ở Trung kỳ, trong số đó cónhiều người bị bắt và tù đày, bị đưa lên Đà Lạt để phục vụ cho chính quyền ở đây. Chẳnghạn, từ đầu thế kỷ XX cho đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), nhữngngười Việt đầu tiên đến Đà Lạt là những tội nhân bị 30 người lính khố áo xanh áp tải lênlao động khổ sai, xây dựng công trình như đường sá, nhà ở tại thành phố. Bên cạnh đó, còncó những nhà buôn lẻ, lưu động, họ sống chủ yếu bằng việc mua bán, đổi chác với ngườiThượng6, tiếp tế thực phẩm, hàng hóa cho cư dân Đà Lạt… Trên đây là những người Việtđến Đà Lạt với tư cách cá nhân7. Tiếp đến, chính sự ra đời của đô thị Đà Lạt đã tạo điềukiện cho chương trình di dân có tổ chức là Hà Đông (nay là Hà Nội) của nhà cầm quyềnPháp được thành công. Ngoài ra, những luồng di dân lẻ tẻ gồm Thừa Thiên - Huế, QuảngNam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đã tìm được một môi trường cư trú mới là Đà Lạtđể thoát khỏi cảnh nghèo ở quê cũ. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), cùng với sự gia tăng dân sốchung của cả nước; thêm vào đó, các cán bộ từ miền Bắc, miền Trung vào công tác cùngvới gia đình đã làm cho dân số Đà Lạt tăng nhanh. Động lực chính của cuộc di dân này làchiến lược điều chỉ ...

Tài liệu được xem nhiều: