Thông tin tài liệu:
Bạch quả là ví dụ tốt nhất về hóa thạch sống, do bộ Ginkgoales đã không còn biếtđến từ các hóa thạch kể từ sau thế Pliocen.[1]
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công dụng Bạch quảBạch quảBách khoa toàn thư mở Wikipedia Bạch quả Thời điểm hóa thạch: Jura - Pliocen[1] Hình chụp lá bạch quả Tình trạng bảo tồn Nguy cấp (IUCN 2.3) [2] Phân loại khoa học Giới (regnum): Plantae Ngành (divisio): Ginkgophyta Lớp (class): Ginkgoopsida Bộ (ordo): Ginkgoales Họ (familia): Ginkgoaceae Chi (genus): Ginkgo Các loàiG. biloba L.Bạch quả (tên khoa học: Ginkgo biloba; 銀銀 trong tiếng Trung, tức là ngân hạnh hay銀銀 là bạch quả), là loài cây thân gỗ duy nhất còn sinh tồn trong chi Ginkgo, họGinkgoaceae.Mục lục[ẩn] 1 Tổng quan • 2 Đặc trưng • o 2.1 Hình thái học o 2.2 Thân cây o 2.3 Lá o 2.4 Sinh sản 3 Từ nguyên học • 4 Gieo trồng và sử dụng • o 4.1 Ẩm thực o 4.2 Y học 4.2.1 Hiệu ứng phụ 5 Biệt dược • 6 Xem thêm • 7 Tham khảo • 8 Liên kết ngoài •Tổng quanBạch quả là ví dụ tốt nhất về hóa thạch sống, do bộ Ginkgoales đã không còn biếtđến từ các hóa thạch kể từ sau thế Pliocen.[1]Trong nhiều thế kỷ, người ta cho rằng nó đã tuyệt chủng trong tự nhiên, nhưnghiện nay người ta biết rằng nó còn mọc tại ít nhất là ở hai khu vực nhỏ trong tỉnhChiết Giang ở miền đông Trung Quốc, trong khu vực bảo tồn Thiên Mẫu Sơn. Cáccây bạch quả trong các khu vực này có thể đã được các nhà sư Trung Quốc chămsóc và bảo tồn trong trên 1.000 năm. Vì thế, việc các quần thể bạch quả hoang dãbản địa có còn tồn tại hay không vẫn còn là điều chưa chắc chắn.Quan hệ giữa bạch quả với các nhóm thực vật khác vẫn chưa rõ ràng. Nó đã từngđược đặt lỏng lẻo trong ngành Thực vật có hạt (Spermatophyta) và ngành Thông(Pinophyta), nhưng đã không có sự đồng thuận nào trong việc xếp đặt như thế. Docác hạt của bạch quả không được bảo vệ trong thành bầu nhụy, nên về mặt hìnhthái học nó có thể coi là thực vật hạt trần. Các cấu trúc tương tự như của quả mơdo các cây bạch quả cái sinh ra về mặt kỹ thuật không phải là quả, mà là các hạtcó vỏ bao gồm phần mềm và dày cùi thịt phía ngoài (sarcotesta), và phần cứng phíatrong (sclerotesta).Đặc trưngCây bạch quả về mùa thuHình thái họcBạch quả là cây thân gỗ rất lớn, thông thường đạt tới chiều cao 20–35 m (66-115ft), với một vài cây tại Trung Quốc cao trên 50 m (164 ft). Cây có tán nhọn và cáccành dài, gồ ghề, thông thường có rễ ăn sâu có khả năng chống chịu sự tàn phá củagió, tuyết. Các cây non thường cao và mảnh dẻ, ít phân cành; tán lá trở nên rộnghơn khi cây lớn. Trong mùa thu, lá đổi màu thành vàng sáng và sau đó bị rụng, đôikhi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn (1–15 ngày). Sự kết hợp giữa khả năngkháng chịu sâu bệnh, gỗ có sức đề kháng mối mọt và khả năng sinh ra các chồi vàrễ khí làm cho bạch quả có khả năng trường thọ, với một vài cây được cho là đãtrên 2.500 năm tuổi: Một cây 3.000 năm tuổi được thông báo là tồn tại ở tỉnh SơnĐông.[3]Một số cây bạch quả già sinh ra các rễ khí, gọi là chichi (nghĩa là núm vú trongtiếng Nhật) hay zhong-ru (tiếng Trung quan thoại), hình thành ở mặt dưới của cáccành lớn và phát triển xuống phía dưới. Sự phát triển của các rễ khí này là rấtchậm, và có thể phải mất hàng trăm năm để xuất hiện. Chức năng của các rễ khídày này vẫn chưa được hiểu rõ.Vỏ thân câyThân câyCác cành bạch quả phát triển theo chiều dài bằng cách phát triển các cành non vớicác lá mọc cách đều đặn, như được ghi nhận ở phần lớn các cây. Từ nách lá củacác lá này, các cành cựa non (hay các cành non ngắn) phát triển vào năm thứ haicủa sự phát triển. Các cành non ngắn có các gióng rất ngắn (đến mức mà sự pháttriển sau vài năm chỉ có thể kéo dài chúng thêm 1-2 cm) và các lá của chúng thôngthường không có thùy. Chúng ngắn và có bướu, được sắp xếp đều trên các cành to,ngoại trừ trên sự phát triển năm đầu tiên. Do các gióng ngắn, nên các lá dường nhưlà một cụm ở đỉnh của các cành non ngắn, và các cấu trúc sinh sản chỉ được hìnhthành trên chúng (xem hình – các hạt và lá chỉ có trên các cành non ngắn).Hạt và lá bạch quảỞ bạch quả, giống như ở các thực vật khác có cấu trúc tương tự, các cành nonngắn cho phép hình thành các lá mới trên các phần già hơn của tán lá. Sau một sốnăm, các cành non ngắn này có thể phát triển và thay đổi để trở thành các cành nonthông thường (dài), hoặc ngược lại.LáCác lá là duy nhất trong thực vật có hạt, có dạng hình quạt với các gân lá tỏa rathành phiến lá, đôi khi chia hai nhánh nhưng không bao giờ nối lại thành một hệthống.[4] Hai gân lá đi vào phiến lá tại gốc lá và chia nhánh lặp lại thành hai; theokiểu gọi là hệ gân lá phân đôi. Các lá thông thường dài 5-10 cm (2-4 inch), nhưngđôi khi tới 15 cm (6 inch). Các lá này trông tương tự như một số lá chét của dươngxỉ đuôi chồn (Adiantum ...