Cổng làng Hà Nội xưa và nay
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cổng làng Hà Nội xưa và nay Cổng làng Hà Nội xưa và nay Cùng với cây đa, bến nước, sân đình, cổng làng là biểu tượng của rất nhiều làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi cổng làng đều có một nét văn hóa riêng tuỳ theo đặc điểm của làng đó. Cổng làng ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển của làng. Kiến trúc cổng làng xưa không cầu kỳ, phô trương mà chỉ nhằm khẳng định chỗ đứng của mình trong khoảng không gian của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vẻ đẹp của cổng làng gắn với nền văn minh lúa nước, mang tính phác họa và gợi nên những ước vọng của cộng đồng từ đời này qua đời khác. Phía sau mỗi cánh cổng làng Việt ấy, xưa nay vẫn là sự kết nối cộng đồng gia tộc, là những nét chung về phong tục, tập quán, những nét văn hoá riêng biệt. Cánh cổng làng dù hiện hữu hay vô hình vẫn là nỗi nhớ là hình ảnh mang tiếng quê hương của những người con xa xứ. Cổng làng không chỉ tạo nên hồn quê đất Việt mà qua dáng vẻ kiến trúc còn thể hiện chiều sâu văn hóa mỗi ngôi làng. Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về văn hoá lịch sử và góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá cổ truyền của dân tộc, NXB Văn hoá thông tin đã phát hành cuốn sách Cổng làng Hà Nội xưa và nay do tác giả Vũ Kiêm Ninh - Hội văn nghệ dân gian chủ biên. Cuốn sách dày hơn 300 trang với 109 bức ảnh màu về cổng làng Hà Nội đã đặc tả rõ nét đẹp văn hóa của chiếc cổng làng và tác giả cũng hy vọng sẽ đánh thức được tinh thần giữ lấy hồn quê của người Hà Nội hôm nay. Sau phần “Tổng quan về cổng làng Hà Nội”, ở mỗi cổng làng tác giả đều “mô tả khái quát” về lịch sử và kiến trúc, tên cổng và câu đối đắp tại các cổng này. 109 ảnh mầu giúp người đọc dễ dàng hình dung dáng vẻ mỗi cổng làng. Cổng Ô Quan Chưởng ở phường Đông Hà rêu phong cổ kính; cổng phố Hàng Ngang có tên Việt Đông nằm trên đất phường Diên Hưng, tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương với sinh hoạt và trang phục của người Hà Nội hơn một thế kỷ trước. Sinh ra và lớn lên ở làng Bưởi, nơi có nhiều chiếc cổng làng to đẹp, ông - Vũ Kiêm Ninh - đã có một tuổi thơ ngọt ngào với những trò tinh nghịch. Ông theo nghề điện ảnh, nhưng lại có tình yêu và niềm đam mê đến lạ lùng dành cho những vóc dáng cổng làng. Và đã hơn 10 năm, ngày nào ông cũng đạp xe đi hơn 50 cây số đến nghiên cứu từng cổng làng Hà Nội. Ông chụp ảnh, ghi lại cẩn thận từng chữ Hán, Nôm trên cổng. Mỗi ngôi làng ông đi qua là một sự kỳ thú về một câu chuyện riêng. Chúng mở ra cho ông ý tưởng của một cuốn sách về cổng làng Hà Nội. Cho đến giờ, mỗi lần nhắc đến Vũ Kiêm Ninh, người ta lại liên tưởng ngay đến những chiếc cổng làng. Khi xưa, ông cha chúng ta xây dựng cổng làng đều gửi gắn lời nhắn với thế hệ mai sau qua kiểu dáng, nét chữ, ý tứ ở mỗi dòng câu đối. Tiếc rằng trong thời gian qua, chúng ta đã vội vàng “đô thị hóa” phá bỏ nhiều cổng làng nhưng có biết đâu rằng chúng ta đã gây nên sự mất mát bơ vơ khi thiếu vắng một hình ảnh quen thân đã bao đời. Thế là mất đi cái gốc của làng. Trong tâm thức dân gia Việt Nam, mỗi khi nhắc đến quê hương, không ai mà không nhớ đến hình ảnh Cổng làng với một ý nghĩa thiêng liêng. Lặng lẽ nơi đầu ngõ bên những mảng tường loang, cổng làng chứng kiến bao thăng trầm và dường như nó biểu trưng cho sự uy nghi, nền nếp riêng của làng mình. Chưa cần bước sâu vào làng, chưa đặt chân tới sân đình, đứng trước cổng làng, người xa lạ cũng có thể cảm được phần nào cốt cách của làng, tư chất của mỗi người dân. Bởi vậy, cổng làng phải được đặt ở vị trí trang trọng nhất và dễ nhìn nhất, để người của làng khi trở về mới chỉ khẽ chạm tay vào cổng cũng biết mình đã về tới mái nhà thân yêu. Vào thế kỷ XV, Thành phố Hà Nội đã có 2 huyện, 36 phường. Đến thế kỷ XIX, số phường đã tăng lên thành phường nghề, phường buôn, phường Nông nghiệp. Làng nào, phường nào cũng có cổng và rào lũy để phân cách với nhau. Bước sang thế kỷ XXI, Hà Nội còn bao nhiêu cổng làng và thực trạng ra sao? Đó là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ. Tập sách “Cổng làng Hà Nội xưa và nay” đã cho thấy những cổng làng Hà Nội còn lại đến ngày nay còn rất ít. Tác giả đã sưu tầm ở 12 quận huyện: Hoàn Kiếm (2 cổng), Ba Đình (4 cổng), Cầu Giấy (9 cổng), Đống Đa (1 cổng), Hoàng Mai (7 cổng), Long Biên (6 cổng), Tây Hồ (10 cổng), Thanh Xuân (2 cổng), huyện Đông Anh (22 cổng), huyện Thanh Trì (17 cổng), huyện Từ Liêm (18 cổng). Cổng làng Hà Nội xưa và nay không chỉ đơn thuần là một công trình nghiên cứu văn hoá, lịch sử mà đó còn là một điều gì khắc khoải mang hơi hướng hoài cổ về những nét văn hoá đang dần mai một. Hà Nội trở thành Kinh đô nước Việt tới giờ cũng đã gần cả ngàn năm và đã có bao thế hệ, bao tinh hoa từ mọi miền về đây tụ hội lập thành phường, thành hội. Để rồi từ đó mà những cái tên phố hàng đã gắn liền với lịch sử của chốn này. Trải qua bao phen binh đao khói lửa, đã bao lần người Hà Nội phải bỏ lại mảnh sân, góc vườn vì ngoại bang xâm lấn. Cánh cổng cũ của ngôi làng qua thời loạn lạc có thể không còn vẹn nguyên, nhưng cây đa, giếng nước sân đình và bóng dáng cánh cổng làng kia vẫn còn in sâu mãi trong tâm khảm mỗi người. Từ những đống tro tàn đổ nát, mỗi làng, mỗi phường hội lại chung sức chung vai làm lại từ đầu. Đứng riêng một góc, xa khuất, tưởng chừng chẳng dính dáng gì đến số phận làng quê và thân phận mỗi con người, chiếc cổng làng lại chiếm một chỗ sâu kín nhất, lặng thầm nhất trong đáy sâu tâm hồn. Có làng rồi mới có cổng, nhưng không phải làng nào cũng có cổng. Có lẽ chiếc cổng làng chỉ hiện hữu và tồn tại trên những vùng đất châu thổ sông Hồng. Đó là nơi đất lề, quê thói, làng đã đủ tuổi để cất dựng nên một chiếc cổng. Dù to dù nhỏ, dù xây bằng gạch hay ghép đá, chiếc cổng làng chính là dấu ấn minh chứng cho một nếp làng bề thế, chỉn chu. Cửa nhà có thể xộc xệch, sơ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cổng làng Hà Nội kiến trúc Hà Nội nghệ thuật điêu khắc điêu khắc Việt Nam nghệ thuật hội họa tác phẩm mỹ thuậtTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Mĩ thuật cơ bản: Phần 1 - Ngô Bá Công
195 trang 356 5 0 -
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 333 0 0 -
7 trang 238 0 0
-
Kiến trúc Hà Nội qua các thời kỳ - Direction D'etat des archives du Viet Nam
94 trang 229 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 207 0 0 -
Khám phá những pho tượng độc, dị nhất Việt Nam
17 trang 195 1 0 -
6 trang 187 0 0
-
Hiệu quả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các trường đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở nước ta hiện nay
10 trang 172 0 0 -
Giáo trình Vẽ hình họa khối cơ bản và biến dạng - Trường Cao đẳng Lào Cai
36 trang 166 4 0 -
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 161 4 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0