CÔNG LAO CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC LÃNH ĐẠO TOÀN DÂN TỔNG KHỞI NGHĨA, THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ (TỪ THÁNG 3 ĐẾN THÁNG 9 NĂM 1945)
Số trang: 10
Loại file: doc
Dung lượng: 74.00 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sự xuất hiện của Hồ Chí Minh và hoạt động của người trong hai phần ba
thế kỷ XX là hoàn toàn phù hợp với quy luật lịch sử. Cuộc đời và sự nghiệp cách
mạng của Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc đấu tranh của dân tộc và tiến bộ xã
hội. Đặc biệt trong tiến trình cách mạng Việt Nam luôn có vai trò lãnh đạo quan
trọng nhất của người, điều này được thể hiện rất rõ qua việc lãnh đạo toàn dân
tổng khởi nghĩa, thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (từ tháng 3 đến
tháng 9...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÔNG LAO CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC LÃNH ĐẠO TOÀN DÂN TỔNG KHỞI NGHĨA, THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ (TỪ THÁNG 3 ĐẾN THÁNG 9 NĂM 1945) CÔNG LAO CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC LÃNH ĐẠO TOÀN DÂN TỔNG KHỞI NGHĨA, THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ (TỪ THÁNG 3 ĐẾN THÁNG 9 NĂM 1945) Sự xuất hiện của Hồ Chí Minh và hoạt động của người trong hai phần ba thế kỷ XX là hoàn toàn phù hợp với quy luật lịch sử. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc đấu tranh của dân tộc và tiến bộ xã hội. Đặc biệt trong tiến trình cách mạng Việt Nam luôn có vai trò lãnh đạo quan trọng nhất của người, điều này được thể hiện rất rõ qua việc lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa, thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1945): 1. Hồ Chí Minh sang Trung Quốc, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, và tạo cơ sở chính trị vững chắc cho cách mạng tháng 8: Bước sang năm 1945, tình hình thế giới càng có nhiều thay đổi quan trọng. Nhạy cảm trước những chiều hướng phức tạp, đan chéo nhau của các lực lượng chính trị quốc tế trong vấn đề Đông Dương, đặc biệt là ý đồ đặt Đông Dương dưới sự ủy trị quốc tế do Mỹ và Trung Hoa giữ vai trò chủ yếu (thông qua Tuyên bố của Hội nghị Cairô), tháng 2-1945 Hồ Chí Minh quyết định sang Côn Minh. Cùng đi với Hồ Chí Minh có trung uý Sao (Shaw), người được Việt Minh cứu, để trở về Bộ tư lệnh không quân Mỹ ở Côn Minh. Đến trụ sở Cơ quan không quân cứu trợ Mỹ (AGAS) tại Côn Minh, Hồ Chí Minh tranh thủ đọc sách báo, tài liệu của Cơ quan thông tin chiến tranh Mỹ (AOWI) nhằm thu thập thông tin về tình hình thế giới. Tại đây, ngày 29-3-1945, Hồ Chí Minh gặp Tướng Sênôn (Claire L. Chenault). Tướng Sênôn cảm ơn Việt Minh đã cứu thoát Sao, còn Hồ Chí Minh thì cho rằng đó là bổn phận của những người chống phát xít, giúp đỡ quân Đồng minh. Trong cuộc gặp gỡ này, người Mỹ hứa sẽ giúp đỡ vũ khí, thuốc men, điện đài cho Việt Nam và huấn luyện cho người của Việt Minh biết sử dụng các thứ đó. Ngay sau đó, từ Côn Minh, Hồ Chí Minh đi Bách Sắc, một thị trấn nhỏ nhưng quan trọng về chiến lược ở phía tây nam tỉnh Quảng Tây tìm gặp Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội (lúc này đã chuyển về đây vì Liễu Châu đã bị quân Nhật chiếm đóng từ ngày 11-11-1944). Người được biết tổ chức này đã có nhiều thay đổi, Nguyễn Hải Thần, Trương Bội Công, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ đã rời Đệ tứ chiến khu, và hội gần như đã ngừng hoạt động, song các nhóm Việt Minh vẫn hoạt động tích cực tại vùng biên giới 1. Người lựa chọn một số chiến sĩ của các nhóm Việt Minh hoạt động ở đây để cuối tháng 4-1945 cùng Người về nước. Với chuyến trở lại Côn Minh lần này, Hồ Chí Minh đã mang về một số thuốc men, cùng lời hứa của Tướng Sênôn, đồng thời giới thiệu hình ảnh, tầm ảnh hưởng, sự lớn mạnh và cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của quân Đồng minh đối với cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc của nhân dân ta. 2. Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo của người, Trung ương Đảng đã có những quyết sách kịp thời chuẩn bị cho cách mạng tháng 8 diễn ra: Trong thời gian Hồ Chí Minh đi Trung Quốc, ở trong nước, ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp. Cuộc chính biến Nhật - Pháp đã làm cho tình hình chính trị Đông Dương khủng hoảng sâu sắc, tạo điều kiện khách quan để Đảng ta phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ và sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa khi điều kiện cho phép. Vì vậy, ngay đêm đó Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp và ra chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (12-3-1945). Chỉ thị nêu rõ những đặc điểm, tình hình, nhiệm vụ cách mạng của Đảng và nhân dân ta trong tình thế mới. Chỉ thị đã đem đến cho phong trào cách mạng một luồng sinh khí mới. Trong cả nước, không khí gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, giành chính quyền khi thời cơ đến đã sẵn sàng. Dưới ánh sáng của bản chỉ thị, một cao trào đấu tranh cách mạng rộng khắp, kết hợp đấu tranh chính trị với khởi nghĩa từng phần đã phát triển khắp nơi. Tại một số nơi thuộc các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ đã lập ủy ban nhân dân cách mạng. Phong trào phá kho thóc cứu đói theo lời kêu gọi của Đảng đã lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thời kỳ tiền khởi nghĩa đã diễn ra sôi động trong cả nước. 1 . Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử (2006), nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, Sđd, t.2, tr. 235. Trước tình thế mới, ngày 15-3-1945, Tổng bộ Việt Minh phát Hịch kháng Nhật cứu nước, kêu gọi nhân dân: “Giờ kháng Nhật cứu nước đã đánh. Kíp nhằm theo lá cờ đỏ sao vàng năm cánh của Việt Minh: Tiến lên! Xông tới! Cứu nước, cứu nhà!”2. Ngày 12-4-1945, Mặt trận Việt Minh ra lời kêu gọi: Mấy lời tâm huyết ngỏ cùng các vị quan chức ái quốc Việt Nam và Mấy lời tâm huyết ngỏ cùng các vị huynh thứ ái quốc, nhằm tranh thủ một bộ phận quan chức yêu nước, lôi kéo các tầng lớp trung gian ngả về phía cách mạ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÔNG LAO CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC LÃNH ĐẠO TOÀN DÂN TỔNG KHỞI NGHĨA, THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ (TỪ THÁNG 3 ĐẾN THÁNG 9 NĂM 1945) CÔNG LAO CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC LÃNH ĐẠO TOÀN DÂN TỔNG KHỞI NGHĨA, THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ (TỪ THÁNG 3 ĐẾN THÁNG 9 NĂM 1945) Sự xuất hiện của Hồ Chí Minh và hoạt động của người trong hai phần ba thế kỷ XX là hoàn toàn phù hợp với quy luật lịch sử. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc đấu tranh của dân tộc và tiến bộ xã hội. Đặc biệt trong tiến trình cách mạng Việt Nam luôn có vai trò lãnh đạo quan trọng nhất của người, điều này được thể hiện rất rõ qua việc lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa, thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1945): 1. Hồ Chí Minh sang Trung Quốc, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, và tạo cơ sở chính trị vững chắc cho cách mạng tháng 8: Bước sang năm 1945, tình hình thế giới càng có nhiều thay đổi quan trọng. Nhạy cảm trước những chiều hướng phức tạp, đan chéo nhau của các lực lượng chính trị quốc tế trong vấn đề Đông Dương, đặc biệt là ý đồ đặt Đông Dương dưới sự ủy trị quốc tế do Mỹ và Trung Hoa giữ vai trò chủ yếu (thông qua Tuyên bố của Hội nghị Cairô), tháng 2-1945 Hồ Chí Minh quyết định sang Côn Minh. Cùng đi với Hồ Chí Minh có trung uý Sao (Shaw), người được Việt Minh cứu, để trở về Bộ tư lệnh không quân Mỹ ở Côn Minh. Đến trụ sở Cơ quan không quân cứu trợ Mỹ (AGAS) tại Côn Minh, Hồ Chí Minh tranh thủ đọc sách báo, tài liệu của Cơ quan thông tin chiến tranh Mỹ (AOWI) nhằm thu thập thông tin về tình hình thế giới. Tại đây, ngày 29-3-1945, Hồ Chí Minh gặp Tướng Sênôn (Claire L. Chenault). Tướng Sênôn cảm ơn Việt Minh đã cứu thoát Sao, còn Hồ Chí Minh thì cho rằng đó là bổn phận của những người chống phát xít, giúp đỡ quân Đồng minh. Trong cuộc gặp gỡ này, người Mỹ hứa sẽ giúp đỡ vũ khí, thuốc men, điện đài cho Việt Nam và huấn luyện cho người của Việt Minh biết sử dụng các thứ đó. Ngay sau đó, từ Côn Minh, Hồ Chí Minh đi Bách Sắc, một thị trấn nhỏ nhưng quan trọng về chiến lược ở phía tây nam tỉnh Quảng Tây tìm gặp Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội (lúc này đã chuyển về đây vì Liễu Châu đã bị quân Nhật chiếm đóng từ ngày 11-11-1944). Người được biết tổ chức này đã có nhiều thay đổi, Nguyễn Hải Thần, Trương Bội Công, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ đã rời Đệ tứ chiến khu, và hội gần như đã ngừng hoạt động, song các nhóm Việt Minh vẫn hoạt động tích cực tại vùng biên giới 1. Người lựa chọn một số chiến sĩ của các nhóm Việt Minh hoạt động ở đây để cuối tháng 4-1945 cùng Người về nước. Với chuyến trở lại Côn Minh lần này, Hồ Chí Minh đã mang về một số thuốc men, cùng lời hứa của Tướng Sênôn, đồng thời giới thiệu hình ảnh, tầm ảnh hưởng, sự lớn mạnh và cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của quân Đồng minh đối với cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc của nhân dân ta. 2. Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo của người, Trung ương Đảng đã có những quyết sách kịp thời chuẩn bị cho cách mạng tháng 8 diễn ra: Trong thời gian Hồ Chí Minh đi Trung Quốc, ở trong nước, ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp. Cuộc chính biến Nhật - Pháp đã làm cho tình hình chính trị Đông Dương khủng hoảng sâu sắc, tạo điều kiện khách quan để Đảng ta phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ và sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa khi điều kiện cho phép. Vì vậy, ngay đêm đó Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp và ra chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (12-3-1945). Chỉ thị nêu rõ những đặc điểm, tình hình, nhiệm vụ cách mạng của Đảng và nhân dân ta trong tình thế mới. Chỉ thị đã đem đến cho phong trào cách mạng một luồng sinh khí mới. Trong cả nước, không khí gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, giành chính quyền khi thời cơ đến đã sẵn sàng. Dưới ánh sáng của bản chỉ thị, một cao trào đấu tranh cách mạng rộng khắp, kết hợp đấu tranh chính trị với khởi nghĩa từng phần đã phát triển khắp nơi. Tại một số nơi thuộc các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ đã lập ủy ban nhân dân cách mạng. Phong trào phá kho thóc cứu đói theo lời kêu gọi của Đảng đã lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thời kỳ tiền khởi nghĩa đã diễn ra sôi động trong cả nước. 1 . Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử (2006), nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, Sđd, t.2, tr. 235. Trước tình thế mới, ngày 15-3-1945, Tổng bộ Việt Minh phát Hịch kháng Nhật cứu nước, kêu gọi nhân dân: “Giờ kháng Nhật cứu nước đã đánh. Kíp nhằm theo lá cờ đỏ sao vàng năm cánh của Việt Minh: Tiến lên! Xông tới! Cứu nước, cứu nhà!”2. Ngày 12-4-1945, Mặt trận Việt Minh ra lời kêu gọi: Mấy lời tâm huyết ngỏ cùng các vị quan chức ái quốc Việt Nam và Mấy lời tâm huyết ngỏ cùng các vị huynh thứ ái quốc, nhằm tranh thủ một bộ phận quan chức yêu nước, lôi kéo các tầng lớp trung gian ngả về phía cách mạ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
khoa học xã hội lịch sử văn hóa chủ tịch Hồ Chí Minh nước Việt Nam dân chủ cộng hòaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tình cảm quốc tế của Bác Hồ: Phần 1
84 trang 332 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 254 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 250 0 0 -
4 trang 207 0 0
-
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 206 0 0 -
Tiểu luận Nội dung và bản ý nghĩa di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
22 trang 157 0 0 -
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 122 0 0 -
Cảm nghĩ về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh
11 trang 117 0 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 114 0 0 -
798 trang 112 0 0