Tham khảo sách công nghệ chế tạo phụ tùng, kỹ thuật - công nghệ, cơ khí - chế tạo máy phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghệ chế tạo phụ tùng TRẦN ĐÌNH QUÝ (Chủ biên)TRƯƠNG NGUYỄN TRUNG – TRẦN THỊ VÂN NGA CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHỤ TÙNG NHÀ XUẤT BẢN GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI - 2005 CNCTPT..1 Sưu t m b i: www.daihoc.com.vnSưu t m b i: www.daihoc.com.vn LỜI NÓI ĐẦU Công nghệ chế tạo phụ tùng là môn học dùng cho các ngành Cơ giới hoá xâydựng giao thông, Cơ khí ôtô, Cơ khí Giao thông công chính, Máy động lực, nhằmtrang bị cho các kỹ sư Cơ khí chuyên ngành Giao thông các kiến thức cơ bản tronggia công chế tạo phục vụ cho việc chế tạo thay thế các chi tiết của các phương tiệnGTVT. Khi biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã tham khảo các tài liệu của nướcngoài, tài liệu của Trường đại học Bách khoa Hà Nội, tài liệu của các cơ sở sản xuấttrong nước để có nội dung vừa đảm bảo tính hiện đại vừa đảm bảo thực tế sản xuấtcủa Việt Nam. Trong quá trình biên soạn, không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôimong được sự góp ý của người đọc để các lần tái bản được hoàn chỉnh hơn. Ý kiếnđóng góp xin gửi về Bộ môn Công nghệ Giao thông – Khoa Cơ khí – Trường Đại họcGTVT Hà Nội. Xin trân trọng cảm ơn. Nhóm tác giả CNCTPT..3 Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn4.CNCTPT Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn Chương I CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CHI TIẾT DẠNG HỘP1.1- K HÁI NI ỆM CHUNG VỀ CHI TIẾT DẠNG HỘP Trong tất cả các loại máy móc từ máy công cụ, máy phát động lực, máy xâydựng, máy làm đường, máy trên các phương tiện đường thuỷ, đường bộ, các máychuyên dùng đều có các chi tiết dạng hộp. Hộp là loại chi tiết cơ sở quan trọng của mọi sản phẩm. Hộp bao gồm nhữngchi tiết có hình khối rỗng, xung quanh có thành vách làm nhiệm vụ của chi tiết cơ sởđể lắp ráp, các đơn vị lắp (nhóm, cụm, bộ phận) của những chi tiết khác lên nó để tạothành một bộ phận máy nhằm thực hiện một nhiệm vụ nào đó của thiết bị, phươngtiện. Trong thực tế, có nhiều kiểu hộp và công dụng khác nhau như thân động cơ đốttrong, hộp tốc độ, hộp chạy dao, hộp giảm tốc, thân máy bơm v.v… Đặc điểm của chi tiết hộp là có nhiều vách ngăn có chiều dày khác nhau, trongcác vách có gân cứng vững, có nhiều phần lồi lõm. Trên thân hộp có nhiều bề mặtphải gia công với yêu cầu chính xác khác nhau và cũng có nhiều bề mặt không cầngia công cơ khí. Trên hộp có nhiều lỗ cần được gia công có độ chính xác cao để thựchiện các mối lắp ghép: các lỗ chính. Ngoài ra còn có các lỗ không yêu cầu độ chínhxác cao, để kẹp chặt các bộ phận khác, đó là các lỗ phụ. Nhìn chung chi tiết dạng hộp là một chi tiết phức tạp, khó gia công, khi chế tạophải đảm bảo nhiều yêu cầu kỹ thuật khác nhau.1.2- Y ÊU C ẦU KỸ THUẬT CỦA CHI TIẾT DẠNG H ỘP Hộp có những bề mặt chính như các mặt đáy, mặt lỗ. Độ chính xác của nhữngbề mặt này có yêu cầu khá cao. Ngoài những bề mặt chính, trên hộp còn có các bềmặt phụ như các bề mặt đậy nắp, các lỗ bắt bu lông… các bề mặt này độ chính xáckhông đòi hỏi cao. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản bao gồm: 1/ Độ không bằng phẳng và độ không song song của các bề mặt chính trongkhoảng 0,05 – 0,1mm trên toàn bộ chiều dài. Độ nhám bề mặt Ra = 5 1,25 (5 7). 2/ Các lỗ chính yêu cầu có độ chính xác từ cấp 1 đến cấp 3. Sai số hình dángcủa các lỗ là 0,5 0,7 dung sai đường kính lỗ (tương đương cấp 6 đến 9 theo tiêuchuẩn ISO). Độ nhám bề mặt của các lỗ Ra = 2,5 0,63 (6 8); đôi khi cần đạt tới Ra :0,32 0,16 (9 10). Cnctpt..5 Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn 3/ Dung sai về khoảng cách tâm giữa các lỗ phụ thuộc vào chức năng của nó.Nếu lỗ lắp trục bánh răng thì dung sai bằng 0,02 0,1mm. 4/ Dung sai độ không song song của các tâm lỗ bằng dung sai của khoảng cáchtâm. 5/ Độ không vuông góc của các tâm lỗ khi lắp bánh răng côn và trục vít là 0,02 0,06mm. 6/ Dung sai độ không đồng tâm của các lỗ, lấy bằng 1/2 dung sai đường kínhcủa lỗ nhỏ nhất. 7/ Độ không vuông góc giữa mặt đầu và tâm lỗ trong khoảng 0,01 0,05mm trên 100mm bán kính.1.3- T ÍNH CÔNG NGH Ệ TRONG KẾT CẤU CỦA CHI TIẾT H ỘP 1.1.1- Ý nghĩa Tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết hộp có ảnh hưởng lớn đến khối lượnggia công để chế tạo hộp, đồng thời còn ảnh hưởng đến mức độ tiêu hao vật liệu giacông. Vì vậy ngay khi thiết kế cần phải quan tâm đến kết cấu của hộp, sao cho đảmbảo chúng có tính công nghệ cao. 1.1.2- Các biện pháp cần áp dụng khi thiết kế a) Hộp phải có đủ độ cứng vững để gia công không bị biến dạng, trong quátrình gia công có thể dùng chế độ cắt cao, đạt năng suất cao. b) Các bề mặt làm chuẩn phải ...