Công nghiệp hóa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghiệp hóa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới từ nhận thức đến thực tiễnHội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải CÔNG NGHIỆP HOÁ Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI TỪ NHẬN THỨC ĐẾN THỰC TIỄN Phạm Thị Xuân1* 1 Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội * Tác giả liên hệ: Email: xuanpt@utc.edu.vnTóm tắt: Quá trình đổi mới tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hoálà quá trình chuyển đổi từ mô hình CNH “khép kín”, kế hoạch hoá tập trung sangchiến lược CNH gắn với việc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, dựa trênkinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Nhìn nhận lại sự phát triển nhận thức của Đảng từkhi tiến hành cách mạng XHCN ở miền bắc cho đến thực hiện công cuộc Đổi mới, cóthể góp thêm những kinh nghiệm có giá trị cho tiến trình CNH, HĐH đất nước hiệnnay.Từ khoá: CNH, HĐH, thời kỳ đổi mới, nhận thức, thực tiễn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau 34 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang một giai đoạn phát triểnmới về chất. Những cơ sở xác định bước chuyển đó là hiển nhiên, thể hiện ở nhiều chỉsố khác nhau của 3 phương diện: tiềm lực, cơ cấu và thế phát triển của nền kinh tế.Trên mỗi phương diện, bước tiến của các chỉ số so với trước Đổi mới đều là kỳ tích.Có được thành tựu trên nhờ đường lối CNH đúng đắn của Đảng.2. NỘI DUNG2.1 Nhận thức về công nghiệp hoá của Đảng trong thời kỳ Đổi mới. Năm 1960, Đại hội III của Đảng đã khẳng định: CNH là nhiệm vụ trung tâm củacả thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Tuy nhiên, nhận thức về CNH lúc đó chủ yếu dựa vàokinh nghiệm của Liên Xô và các nước XHCN. Mô hình CNH được triển khai ở ViệtNam thời điểm đó được gọi là “mô hình CNH Xô Viết”. Mô hình này chú trọng pháttriển công nghiệp nặng, xây dựng nền kinh tế “khép kín”, với cơ cấu mang nặng tínhhiện vật và phủ nhận các quan hệ thị trường. Trong mô hình đó, yêu cầu hiện đại hoá,mở cửa và hội nhập kinh tế hầu như chưa được tính đến. Lĩnh vực dịch vụ chưa đượcxem xét như một nội dung quan trọng của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Năm1976, Đại hội IV đã có sự bổ sung, cụ thể hoá về tư duy lý luận: Ưu tiên phát triểncông nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệpnhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp thành một cơ cấu kinh tế công –nông nghiệp. Trong đường lối này, tính nguyên tắc trong ưu tiên được xác lập. Tuy-510-Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tảinhiên, cách đặt vấn đề đúng đắn này cơ bản chỉ dừng lại ở nêu vấn đề một cách địnhtính, chưa được cụ thể hoá ở mức cần thiết. Đại hội V (1982) đã có một số bước tiếntrong việc cụ thể hoá nội dung chiến lược CNH: coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu,đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn XHCN, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng vàtiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng, kết hợp nông nghiệp, côngnghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công – nông nghiệphợp lý. Mặc dù nhận thức về CNH đã có bước tiến nhưng do hậu quả nặng nề của chiếntranh, nên nền kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu. Nền kinh tế ngày càng bị mất cân đối và lâmvào khủng hoảng. Cơ cấu kinh tế ngành trong suốt nhiều năm hầu như không dịchchuyển. Quá trình cải tạo kỹ thuật nền kinh tế, chuyển từ trình độ thủ công sang trình độcơ khí chỉ đạt được những kết quả khiêm tốn. Tựu chung, đặc trưng của công nghiệphoá trước đổi mới là công nghiệp hóa theo mô hình kinh tế khép kín, hướng nội,thiên về phát triển công nghiệp nặng. CNH chủ yếu dựa vào các lợi thế về lao động, tàinguyên, đất đai, sự viện trợ của các nước XHCN. Chủ lực thực hiện CNH là Nhà nước vàcác doanh nghiệp Nhà nước. Việc phân bố nguồn lực để CNH được thực hiện thông quacơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, không tôn trọng các quy luật của thịtrường. Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh ham làm lớn, không quantâm đến hiệu quả kinh tế xã hội. Đại hội lần thứ VI của Đảng (12-1986) đổi mới toàn diện, đồng bộ. Trên phươngdiện CNH, nhận thức của Đảng có sự thay đổi căn bản. Nghị quyết Đại hội VI nêu rõ:“Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát những năm còn lại của chặng đường đầu tiênlà ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiếtcho việc đẩy mạnh công nghiệp XHCN trong những chặng đường tiếp theo” (1). Thựcchất của đổi mới tư duy kinh tế của Đại hội VI là xóa bỏ cơ chế tập trung quan lieu baocấp, thừa nhận nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Với sự thay đổi nhận thức vềcơ chế và phương thức vận hành nền kinh tế như vậy, nhận thức về CNH cũng cónhững thay đổi mạnh mẽ. Thứ nhất, chấp nhận thị trường là cơ chế mới tham gia phânbổ nguồn lực để tiến hành CNH. Trước đây, vai trò này duy nhất thuộc về nhà nước,thông qua các kế hoạch tập trung cao độ, nhà nước bao cấp các doanh nghiệp toàndiện. Thứ hai, coi “mở cửa” là một phương thức, một nguyên tắc quan trọng để thựchiện CNH, thay cho phương thức “tự lực cánh sinh” vốn là cách đặt vấn đề thích hợpvới hoàn cảnh chiến tranh, nền kinh tế khép kín và bị bao vây cấm vận. Thứ ba, kinh tếnhà nước không còn là lực lượng duy nhất, độc tôn tiến hành CNH. Kinh tế tư nhântrong nước và khu vực đầu tư nước ngoài – những chủ thể mới của nền kinh tế nhiềuthành phần – được thừa nhận là những lực lượng quan trọng thực hiện CNH. Như vậy,đến Đại hội VI của Đảng đã có sự thay đổi cơ bản về nội dung, bước đi và cơ chế thựchiện CNH. CNH phải được tiến hành từng bước, trải qua nhiều chặng đường. Trongchặng đường đầu tiên, vai trò của nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và xuấtkhẩu là rất quan trọng để ổn định kinh tế - xã hội, xây dựng tiền đề đẩy mạnh CNHchặng đường tiếp theo. Tư duy CNH hướng vào xuất khẩu, đồng thời thay thế nhậ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghiệp hóa thời kỳ đổi mới Quá trình đổi mới tư duy Phát triển kinh tế thị trường Chiến lược công nghiệp hóa Kinh tế tri thứcTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Đạo đức công vụ: Phần 1
78 trang 673 6 0 -
Giáo trình Nhân học đại cương: Phần 2
163 trang 612 5 0 -
Những thách thức của Liên minh châu Âu trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc thế kỉ XXI
13 trang 577 0 0 -
Giáo trình Xã hội học nhập môn - Trần Hữu Quang
190 trang 451 4 0 -
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 438 11 0 -
11 trang 404 0 0
-
Quản lý các tổ chức xã hội - nghề nghiệp hiện nay thực trạng và những vấn đề đặt ra
14 trang 324 0 0 -
Việt Nam: Những khó khăn và kiến nghị cải thiện năng suất lao động trong bối cảnh hiện nay
3 trang 300 0 0 -
2 trang 295 3 0
-
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 289 2 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0