Danh mục

Công tác gắn kết giữa đào tạo với cơ sở thực hành trong Giáo dục Mầm non

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 438.39 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của đề tài này trình bày về gắn kết đào tạo với thực hành là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay của các đơn vị đào tạo với Cơ sở thực hành trong trường CĐSP. Gắn kết là nhiệm vụ, là thách thức, do vậy gắn kết cần có định hướng, có quan điểm, có kế hoạch cụ thể để có thể khai thác sức mạnh trí tuệ của tập thể trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nói chung, chất lượng chuyên môn của các đơn vị thực hành cũng như đơn vị đào tạo nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công tác gắn kết giữa đào tạo với cơ sở thực hành trong Giáo dục Mầm non CÔNG TÁC GẮN KẾT GIỮA ĐÀO TẠO VỚI CƠ SỞ THỰC HÀNH TRONG GIÁO DỤC MẦM NON Thạc sĩ Lê Hải Diệu – Trưởng khoa Mầm non1. Đặt vấn đề Đào tạo giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng là nhiệm vụ của trường Cao đẳngSư phạm (CĐSP) Hòa Bình nói chung, của khoa Mầm non nói riêng. Chất lượng đào tạosinh viên ngành học mầm non đã được xã hội, các cơ sở tuyển dụng công nhận, khenngợi. Đây là động lực rất lớn để đội ngũ giảng viên của trường CĐSP Hòa Bình, của khoaMầm non tiếp tục phấn đấu, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Năm học 2013-2014 trường CĐSP Hòa Bình thành lập Cơ sở GDMN TH Hoa Sen,thực hiện chức năng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non và thựchành cho sinh viên ngành học mầm non. Mặc dù còn non trẻ song Cơ sở đã thực hiện tốtchức năng nhiệm vụ của mình, là địa chỉ tin cậy của phụ huynh, là nơi các em sinh viêntrải nghiệm về nghề giáo viên mầm non (GVMN). Khoa Mầm non và Cơ sở GDMN thực hành Hoa Sen là đơn vị độc lập trongtrường CĐSP Hòa Bình nhưng luôn có gắn kết chặt chẽ trong thực hiện công tác đào tạosinh viên ngành mầm non ngay từ khi Cơ sở mới thành lập. Trong thực tế hai đơn vị đãthực hiện nhiều hoạt động gắn kết, các hoạt động diễn ra theo kế hoạch chỉ đạo củatrường CĐSP Hòa Bình, kế hoạch của hai đơn vị, hoặc của các giảng viên sư phạm chủđộng thực hiện. Quá trình gắn kết này đã có ý nghĩa rất lớn và đạt được những hiệu quảnhất định. Năm học 2019-2020 trường CĐSP Hòa Bình tiếp tục xác định các đơn vị thựchành là mũi nhọn, chiến lược phát triển của nhà trường, gắn kết giữa đào tạo với cơ sởthực hành cần tiếp tục thực hiện, đặc biệt cần thiết thực, cụ thể và hiệu quả hơn nữa. Căn cứ chỉ đạo của Đảng ủy, BGH trường CĐSP Hòa Bình, căn cứ chức năngnhiệm vụ của đơn vị khoa Mầm non và Cơ sở GDMN thực hành Hoa Sen, căn cứ tìnhhình thưc tiễn và năm học, khoa Mầm non xác định công tác gắn kết trong GDMN lànhiệm vụ, là thách thức trong giai đoạn hiện nay, gắn kết giữa đào tạo với thực hành cầntiếp tục thực hiện và thực hiện tốt hơn nữa. Vì vậy, giải pháp cho công tác gắn kết là cần 42thiết, đây sẽ là những góp ý cho việc thực hiện và hy vọng có thể đáp ứng yêu cầu của nhàtrường, của các đơn vị liên quan và của thực tiễn.2. Nội dung thực hiện công tác gắn kết giữa đào tạo với cơ sở thực hành trong giáodục mầm non2.1. Những vấn đề chung về công tác gắn kết giữa đào tạo với cơ sở thực hành - Chức năng, nhiệm vụ đào tạo của các đơn vị: + Đơn vị khoa Mầm non có chức năng, nhiệm vụ là đào tạo GVMN có trình độCao đẳng theo Kế hoạch đào tạo của trường CĐSP Hòa Bình ban hành. + Đơn vị Cơ sở thực hành (MN Hoa Sen) có chức năng, nhiệm vụ là nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non và là cơ sở thực hành cho sinh viên ngànhGiáo dục mầm non của trường CĐSP Hòa Bình. - Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và chương trình GDMN tại đơn vị khoaMầm non và Cơ sở thực hành: + Đơn vị khoa Mầm non: Giảng dạy các học phần thuộc khối kiến thức chuyênngành. Cụ thể có các học phần sau: Chương trình giáo dục mầm non; Phát triển và tổchức thực hiện chương trình GDMN; Đánh giá trong GDMN; Quản lý trong GDMN. Tổchức hoạt động âm nhạc; Tổ chức hoạt động trạo hình; Tổ chức hoạt động vui chơi;Phương pháp cho trẻ làm quen với toán; Phương pháp phát triển ngôn ngữ; Phương phápkhám phá khoa học và môi trường xung quanh; Phương pháp giáo dục thể chất; Phươngpháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học; Vệ sinh – Dinh dưỡng; Phòng bệnh và đảmbảo an toàn; Tâm bệnh học và giáo dục dinh dưỡng (Phần Giáo dục dinh dưỡng). Các học phần trang bị cho sinh viên kiến thức, kĩ năng thực hiện chương trìnhGDMN tại các cơ sở GDMN và hình thành thái độ phù hợp, tích cực đối với hoạt độngnghề nghiệp cũng khả năng thích ứng với thực tế và sự phát triển của thực tiễn GDMN. + Cơ sở thực hành: - Tổ chức thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở các độ tuổi từ nhà trẻ 18tháng đến mẫu giáo lớn 5-6 tuổi theo chương trình GDMN của Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành. Từ đó Cơ sở đã xây dựng chương trình giáo dục mầm non cho nhà trường theonăm học, chương trình của các lớp: theo năm học, theo tháng/ chủ đề, tuần, ngày, từng 43hoạt động. Các hoạt động được thực hiện theo quan điểm: Lấy trẻ làm trung tâm, tíchhợp theo chủ đề, tăng cường trải nghiệm, khám phá của trẻ... - Tổ chức các hoạt động thực hành, kiến tập sư phạm, thực tập sư phạm cho sinhviên ngành Giáo dục mầm non. - Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của các đơn vị, căn cứ tình tình thực tiễn, chúngtôi cho rằng: Gắn kết đào tạo với cơ sở thực hành trong giáo dục mầm non là việc xácđịnh rõ quan điểm, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: