Danh mục

Công tác khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và hợp tác quốc tế của Viện Di truyền Nông nghiệp (Giai đoạn 2011-2013)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 522.93 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giới thiệu Viện Di truyền Nông nghiệp là đơn vị sự nghiệp khoa học với chức năng nghiên cứu cơ.bản có định hướng và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực di truyền và công nghệ sinh học nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của ngành. Đặc điểm cơ bản của Viện là thực hiện các hoạt động nghiên cứu và triển khai trên bình diện rộng, từ nghiên.cứu cơ bản đến phát triển giống, công nghệ và tổ chức triển khai vào sản xuất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công tác khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và hợp tác quốc tế của Viện Di truyền Nông nghiệp (Giai đoạn 2011-2013) VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM CÔNG TÁC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỆN DI TRUYỀN NÔNG NGHIỆP (GIAI ĐOẠN 2011 - 2013) PGG.TS. Lê Huy Hàm Viện trưởng I. GIỚI THIỆU CHUNG Viện Di truyền Nông nghiệp là đơn vị sự nghiệp khoa học với chức năng nghiên cứu cơ bản có định hướng và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực di truyền và công nghệ sinh học nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của ngành. Đặc điểm cơ bản của Viện là thực hiện các hoạt động nghiên cứu và triển khai trên bình diện rộng, từ nghiên cứu cơ bản đến phát triển giống, công nghệ và tổ chức triển khai vào sản xuất. Với đội ngũ 434 cán bộ công nhân viên, trong đó 264 cán bộ công nhân viên làm công tác nghiên cứu (có 24 tiến sĩ và 58 thạc sĩ) và 170 công nhân viên làm việc tại doanh nghiệp, trạm trại, các cán bộ khoa học của Viện được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ, chuyển giao giống và tiến bộ kỹ thuật. Viện luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao định hướng theo mục tiêu chung là xây dựng Viện Di truyền Nông nghiệp thành Viện trọng điểm Quốc gia về di truyền và công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, có cơ sở vật chất, nhân lực và trình độ khoa học công nghệ đạt mức độ tiên tiến trong khu vực vào năm 2020. II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ (GIAI ĐOẠN 2011 - 2013) Từ năm 2011 đến nay, Viện Di truyền Nông nghiệp đã chủ trì thực hiện 20 đề tài, dự án cấp Nhà nước, 04 đề tài, dự án cấp Bộ, 02 đề tài thuộc nguồn vốn vay ADB, 02 dự án Hợp tác Quốc tế và nhiều đề tài, dự án hợp tác với các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức Quốc tế và các địa phương. Các kết quả nổi bật trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng triển khai đạt được như sau: 2.1. Kết quả nghiên cứu KHCN 2.1.1. Trong lĩnh vực Công nghệ tế bào thực vật Nuôi cấy mô tế bào là một trong những hướng nghiên cứu truyền thống đã được Viện Di 82 truyền Nông nghiệp tập trung giải quyết ngay từ những ngày mới thành lập. Viện đã áp dụng công nghệ này trong nuôi cấy phục tráng, khai thác phát triển nguồn gen, nhân giống sạch bệnh số lượng lớn một số giống cây trồng quan trọng (khoai môn, khoai sọ, lúa, mía, cây ăn quả có múi, hoa....). Đã xây dựng thành công quy trình nuôi cấy lát mỏng, tạo phôi vô tính và nhân giống bằng bioreactor một số giống hoa phong lan. Xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống mía sạch bệnh quy mô công nghiệp. Nhân nhanh được 600.000 cây giống sạch bệnh cung cấp cho hệ thống nhân giống mía của Công ty mía đường Hòa Bình, Công ty Mía đường Tuyên Quang, Công ty Mía đường Lam Sơn. Xây dựng vườn giống gốc mía nuôi cấy mô 10ha và vườn mía thương phẩm 200 ha ở Hòa Bình, 350ha ở Thanh Hóa và 50ha ở Tuyên Quang. Viện đã nghiên cứu và ứng dụng thành công quy trình nuôi cấy cứu phôi hạt lép, hạt nhỏ, gây tạo đột biến bằng chiếu xạ trên mắt ghép, kỹ thuật tái sinh cây từ tế bào trần, cứu phôi tam bội ở các cây ăn quả có múi. Đã tạo được 04 dòng bưởi, 02 dòng cam sành, 01 dòng cam Vân Du tứ bội và nhiều dòng tam bội. Hiện tại đã có 01 dòng bưởi Diễn, 01 dòng cam Sành tam bội cho quả bói. Viện đang đăng ký bản quyền tác giả cho các dòng tứ bội và tam bội tạo ra. Đã xây dựng thành công hệ thống nhân giống sạch bệnh 3 cấp đối với giống cam V2, cam BH, QST1. Sản xuất 200.000 cây giống/năm cung cấp cho các vùng cam chủ lực ở Nghệ An, Hoà Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Sơn La, Lai Châu, Lào Cao, Cao Bằng... Tổng diện tích 976ha. Dự kiến giống cam V2 sẽ là giống chủ lực trong phát triển công nghiệp cây ăn quả có múi ở nước ta trong thời gian tới. Viện đã hoàn thiện quy trình nuôi cấy bao phấn, tạo hàng loạt dòng đơn bội kép phục vụ chọn tạo giống lúa. Đã nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống invitro cây sắn, duy trì tập đoàn invitro các giống sắn nhập nội và giống địa phương làm nguồn vật liệu nhân giống sạch bệnh, năng suất cao phục vụ cho sản xuất. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 2.1.2. Trong lĩnh vực Công nghệ gen 2.1.2.1. Phân lập và nghiên cứu chức năng gen Các nghiên cứu phân lập gen và thiết kế vector biểu hiện gen đã được Viện triển khai theo định hướng tạo nguồn vật liệu di truyền cho các nghiên cứu chuyển gen, tạo cây trồng biến đổi gen có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi. Viện đã phân lập được 19 gen điều khiển tăng cường tính chịu hạn: OsDREB1A, OsDREB2A, ZmDREB2A, OsDREB2A-2ACA, OsNAC1, OsNac5, OsNAC6, OsNac10, OsAREB1A, OsRap2.4A, OsRap2.4B, OsNLI-IF, GmMYB, GmGLP1, GmCHS7, Os06g46270, Os04g23910, Os08g02070 và Os10g39310 phục vụ nghiên cứu tạo giống cây trồng chuyển gen chịu hạn. Phân lập được 2 gen chức năng tăng cường tính chịu hạn: OsP5CS, OsGolS. Phân lập được 1 promotor biểu hiện liên tục (Ubiquitin) và 2 promotor biểu hiện trong điều kiện bất lợi ngoại cảnh (Lip9, RD29a). Thiết kế được 32 vector chuyển gen biểu hiện dưới sự điều khiển của 4 promoter (Ubiquitin, 35S, Lip9 và RD29a) và 19 gen đã phân lập được. Các vector chuyển gen này là nguồn vật liệu cho nghiên cứu tạo giống cây trồng chuyển gen chịu hạn. Xây dựng được quy trình chuyển gen vào giống lúa Indica (PB1), Japonica (J02), ngô, đậu tương và thuốc lá phục vụ nghiên cứu chức năng gen. Đã thu được các dòng lúa, ngô, đậu tương và thuốc lá chuyển gen và đang tiến hành đánh giá sinh trưởng và tính chịu hạn của các dòng cây chuyển gen. Kết quả đánh giá bước đầu cho thấy các gen điều khiển chịu hạn phân lập được có vai trò trong việc tăng cường tính chịu hạn trong các cây chuyển gen. Đã chuyển giao các gen được phân lập cho Viện Nghiên cứu Bông và các nhóm nghiên cứu trong và ngoài Viện thuộc khối VAAS. 2.1.2.2. Chuyển gen Trên đối tượng cây ngô, một loại cây trồng quan trọng sau cây lúa, Viện đang chủ trì thực hiện các nghiên cứu chuyển gen kháng sâu và kháng hạn vào các dòng/gi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: