Danh mục

CÔNG TÁC QUẢN LÝ THƯ VIỆN

Số trang: 18      Loại file: doc      Dung lượng: 146.50 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xã hội càng phát triển thì vai trò của sách, báo và thư viện càng quan trọng. Lê-nin nói: “Khôngcó sách thì không có tri thức - không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.Bác Hồ dạy cán bộ: “Học ở trường, học trong sách, học lẫn nhau và học dân”.Tuyên ngôn của UNESCO về thư viện năm 1994 có đoạn viết: “Thư viện công cộng mở ra cơhội cho người dân ở cơ sở tiếp cận tới tri thức, đảm bảo cho họ học tập liên tục và tự quyết định...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÔNG TÁC QUẢN LÝ THƯ VIỆN I. KHÁI QUÁT CÔNG TÁC QUẢN LÝ THƯ VIỆN 1. Nhận thức về vai trò của sách, báo và thư viện Xã hội càng phát triển thì vai trò của sách, báo và thư viện càng quan trọng. Lê-nin nói: “Khôngcó sách thì không có tri thức - không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.Bác Hồ dạy cán bộ: “Học ở trường, học trong sách, học lẫn nhau và học dân”. Tuyên ngôn của UNESCO về thư viện năm 1994 có đoạn viết: “Thư viện công cộng mở ra cơhội cho người dân ở cơ sở tiếp cận tới tri thức, đảm bảo cho họ học tập liên tục và tự quyết định sựphát triển văn hoá của mình, của nhóm cộng đồng”. Trải qua hàng vạn năm, cho tới cách đây mấy nghìn năm, tại các trung tâm văn minh của thếgiới, như Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ, Trung Quốc, con người mới sáng tạo ra được chữ viết. Nhờ cóchữ viết, con người mới ghi chép được những điều hiểu biết, những thông tin cần thiết trên vỏ cây, trênda thú, trên đất nung… Về sau, người ta đã tập hợp những tri thức để viết thành sách. Sách là sản phẩm quan trọng để bảo lưu, truyền bá và phát triển tri thức. Chính vì vậy, từ xa xưacác quốc gia đều rất coi trọng sách. Người Trung Quốc có câu: “Để cho con bao nhiêu tài sản, khôngbằng để cho con một cuốn sách”. Để bảo quản sách, cách đây hơn 2000 năm, các triều đại, các trungtâm tôn giáo đều thành lập thư viện. Bước sang thời cận đại, xuất hiện thêm loại hình thư viện trongtrường học và thư viện cá nhân. Thời kỳ hiện đại, xuất hiện thêm loại hình thư viện công cộng và thưviện của các cơ quan, đơn vị chuyên ngành. Thư viện ngày nay khác xa so với thư viện truyền thống.Trong thư viện không những có sách, mà còn có sách điện tử, có báo, tạp chí và nhiều vật mang tinkhác. Thư viện ngày càng được ứng dụng công nghệ thông tin và các tiến bộ kỹ thuật khác để hoạtđộng. Thư viện không chỉ phục vụ cho đối tượng trí thức và các tầng lớp trên, mà còn là nơi phục vụrộng rãi cho mọi tầng lớp trong xã hội. Nói một cách khác, thư viện ngày càng trở nên gần gũi và thiếtthực cho đông đảo nhân dân. Hiện nay, nhiều người lầm tưởng phương tiện thông tin phát triển thìkhông cần sách là không đúng, vì thông tin nhiều bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có kiến thức cơbản thì việc phân tích và khai thác, sử dụng thông tin cũng rất hạn chế. Chỉ có trường học và sách mớicung cấp cho ta kiến thức cơ bản và sách còn là điều kiện cho ta học tập suốt đời, từ đó mà tri thứcngày càng được nâng lên. Pháp lệnh Thư viện Việt Nam xác định vị trí vai trò của thư viện như sau: “Thư viện có chứcnăng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sửdụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu họctập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần nâng cao dân trí, đào tạonhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ công cuộccông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” Trong quá trình vận động cách mạng, Đảng và Bác Hồ rất coi trọng vai trò của sách, báo đối vớicông tác giác ngộ quần chúng. Từ sau ngày hoà bình lập lại đến nay sách, báo được xác định là côngcụ rất qua trọng để phục vụ công tác tư tưởng và văn hoá. Trong Nghị quyết của các kỳ Đại hội đạibiểu toàn quốc, Đảng ta đều đề cập đến công tác báo chí, xuất bản và việc phát triển hệ thống thưviện từ trung ương đến cơ sở. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã ghi: “Về công tác thư viện, cần mởrộng các thư viện hiện có, xây dựng thêm một số thư viện ở các khu công nhân, các thị xã và mở rộngphong trào quần chúng đọc sách” Nghị quyết Đại hội lần thứ IV (1976) đã ghi: “Nhà nước cùng với sự đóng góp của nhân dân sẽxây dựng những trung tâm văn hoá tỉnh, thành phố, huyện và các cơ sở văn hoá nông thôn, các thưviện, nhà văn hóa… làm cho việc đọc sách báo, nghe đài… trở thành nếp sống hằng ngày ở khắp nơi,kể cả những vùng xa xôi hẻo lánh”. “Phát triển hệ thống thư viện từ trung ương, tỉnh, thàn phố đếnhuyện và cơ sở”. Nghị quyết Đại hội lần thứ VI (1986) đã ghi: “Xây dựng và sử dụng các hệ thống thư viện, câulạc bộ, nhà văn hoá… từ trung ương đến cơ sở, ở các ngành và các địa phương… Đưa đến tận cácđơn vị cơ sở những giá trị văn hoá, nghệ thuật của dân tộc và thế giới, những kiến thức phổ thông vàhiện đại về khoa học, kinh tế. Đưa văn hoá, văn nghệ đến vùng rừng núi và vùng nông thôn hẻo lánh” Nghị quyết Đại hội lần thứ X (2006) đã ghi: “Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống nhà vănhoá, bảo tàng, thư viện, phòng đọc, điểm bưu điện văn hoá xã… bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệulưu trữ”. Thực hiện chủ trương của Đảng và để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về thư viện, ngày28/12/2000 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Thư viện, trong đó có nêu: cần tăngcường đầu tư của nhà nước, kết hợp với đẩy mạnh xã hội hoá, để phát triển cả về số ...

Tài liệu được xem nhiều: