Danh mục

Công tác xã hội với trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội hiện nay

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 149.41 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công tác xã hội là một ngành khoa học, một nghề mới ở Việt Nam mặc dù có nguồn gốc và lịch sử phát triển hơn một thế kỷ qua trên thế giới. Với bản chất hướng tới sự trợ giúp con người trong cuộc sống, nhất là những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bằng các mô hình can thiệp từ cá nhân, đến nhóm và cộng đồng, công tác xã hội thể hiện được vai trò quan trọng trong đời sống xã hội nhất là trong xã hội hiện đại, xã hội công nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công tác xã hội với trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội hiện nay JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. Science., 2010, Vol. 55, No. 7, pp. 72-81 CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM LANG THANG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY Nguyễn Thanh Bình Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Đặt vấn đề Công tác xã hội là một ngành khoa học, một nghề mới ở Việt Nam mặc dù có nguồn gốc và lịch sử phát triển hơn một thế kỷ qua trên thế giới. Với bản chất hướng tới sự trợ giúp con người trong cuộc sống, nhất là những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bằng các mô hình can thiệp từ cá nhân, đến nhóm và cộng đồng, công tác xã hội thể hiện được vai trò quan trọng trong đời sống xã hội nhất là trong xã hội hiện đại, xã hội công nghiệp. Trẻ em lang thang là một trong số những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương cần sự trợ giúp của công tác xã hội. Nhóm đối tượng này không được sự che chở, quan tâm, chăm sóc của gia đình, họ hàng và người thân; chúng phải tự túc cuộc sống cho chính bản thân mình. Cuộc đời của chúng sẽ đi đến đâu, có những vấn đề khó khăn gì mà chúng đang phải đối mặt; xã hội cần làm gì để giải quyết những vấn đề cho trẻ em lang thang? Để có được câu trả lời xác đáng cho những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực tế trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội năm 2009; từ đó đề xuất các giải pháp hỗ trợ trẻ em lang thang từ góc độ của công tác xã hội. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ cấu xã hội của nhóm trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội 2.1.1. Giới tính Trong tổng số 126 trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội được chúng tôi điều tra, có 78 trẻ em nam và 48 trẻ em nữ. 2.1.2. Độ tuổi Đa số trẻ em lang thang được chúng tôi khảo sát có độ tuổi từ 10 đến 16 (64,3%). Độ tuổi này có số lượng đông nhất, bởi lẽ nếu nhỏ hơn 10 tuổi trẻ em khó 72 Công tác xã hội với trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội hiện nay có thể tồn tại một cách độc lập mà thông thường phải sống phụ thuộc; còn ở độ tuổi trên 16, họ có thể tự lập và tạo dựng được cuộc sống cho bản thân nên tỷ lệ những người ở nhóm tuổi này sống lang thang trên địa bàn Hà Nội là thấp hơn so với nhóm tuổi 10-16. Cụ thể, trong cuộc điều tra của chúng tôi, có 27% trẻ em dưới 10 tuổi sống lang thang trên đường phố và 8,7% có độ tuổi trên 16. 2.1.3. Học vấn Trình độ học vấn của trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội là thấp. Phần lớn trẻ em lang thang bị mù chữ hoặc có trình độ từ lớp một đến lớp năm. Một số trẻ em do lưu ban, học kém cũng bỏ nhà gia nhập vào nhóm trẻ em lang thang này. Vì phải bỏ nhà đi lang thang, không có người nuôi dưỡng, phải bươn chải cuộc sống nên các em không có điều kiện học hành. Môi trường sống cũng như sự thất học của trẻ em lang thang là những thiệt thòi lớn đối với sự phát triển nhân cách của các em. Do thiếu tình thương, thiếu sự giáo dục của cha mẹ, lại không được học hành nên số trẻ em này rất dễ lệch lạc về nhân cách, hành vi và lối sống. Do vậy, nhóm trẻ em lang thang đường phố có nguy cơ phạm pháp rất cao. Theo thống kê của Tổng cục cảnh sát nhân dân, hàng năm thanh thiếu niên phạm tội chiếm từ 70% đến 75% tổng số vụ phạm tội xảy ra trong toàn quốc, thậm chí trong những năm gần đây tỷ lệ này lên tới 80 - 84% tổng số các vụ phạm tội. Qua kết quả điều tra về trình độ học vấn của trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 1. Trình độ học vấn của trẻ em lang thang Hà Nội (%) STT Trình độ học vấn Tỉ lệ 1 Không biết chữ 32,5 2 Hiện đang đi học 7,1 3 Hiện đã bỏ học 60,3 Kết quả điều tra trên cho thấy, tỷ lệ trẻ em lang thang bỏ học chiếm tỷ lệ cao nhất (60,3%). Điều này hoàn toàn hợp lý bởi lẽ các em phải sống lang thang, cuộc sống không ổn định, nay đây mai đó nên không có điều kiện tham gia học tập thường xuyên, vì thế hầu hết các em phải bỏ học giữa chừng. Thêm vào đó, cuộc sống của các em chưa thật đầy đủ, hàng ngày vẫn phải dành thời gian lao động để lo cho cuộc sống nên không thể có đủ điều kiện cả về vật chất và thời gian cho việc học tập. Nhằm khắc phục vấn đề này, hiện nay ở Hà Nội đã xây dựng một số mô hình thí điểm như tổ chức các lớp dạy chữ cho trẻ em lang thang do các sinh viên tình nguyện giảng dạy, một số mái ấm tình thương cho phép trẻ em lang thang vào học. Tuy nhiên, các lớp học này thường hay tổ chức vào buổi tối và không thường xuyên, liên tục nên trẻ em lang thang không tham gia đầy đủ. Sau một ngày lao động, làm việc vất vả, buổi tối thường là khoảng thời gian các em nghỉ ngơi để dành sức lao động cho ngày tiếp theo; nên việc bố trí thời gian đi học thêm vào các buổi 73 ...

Tài liệu được xem nhiều: