Thông tin tài liệu:
Sharpe đưa ra một quan điểm trái ngược. Ông chia thế giới ra làm hai phần: một phần của các nhà đầu tư “chủ động” và phần kia thuộc về các nhà đầu tư “thụ động”. Những người được ông cho là nhà đầu tư thụ động thì họ đơn giản chỉ là những người đủ sáng suốt để nhận thấy rằng họ không thể đánh bại được thị trường. Họ thường dốc tiền vào đầu tư cho các danh mục các loại chứng khoán có giá trên thị trường (nói cụ thể ra, thì đó cũng giống như...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công thức của vận may (Phần cuối)
Công thức của vận may
(Phần cuối)
Sharpe đưa ra một quan điểm trái ngược. Ông chia thế giới ra làm hai phần:
một phần của các nhà đầu tư “chủ động” và phần kia thuộc về các nhà đầu tư “thụ
động”. Những người được ông cho là nhà đầu tư thụ động thì họ đơn giản chỉ là
những người đủ sáng suốt để nhận thấy rằng họ không thể đánh bại được thị trường.
Họ thường dốc tiền vào đầu tư cho các danh mục các loại chứng khoán có giá trên thị
trường (nói cụ thể ra, thì đó cũng giống như một quỹ tương hỗ đầu tư về chỉ số).
Còn một nhà đầu tư chủ động thường lại luôn ảo tưởng rằng mình có thể đánh
bại thị trường. họ thường bỏ tiền vào đầu tư cho bất cứ thứ gì ngoại trừ danh mục các
loại chứng khoán có giá trong thị trường.
Tại sao người ta quản lý tiền không hiệu quả?
William Sharpe là một trong những nhân vật tài ba nhất trong tập đoàn Random
Walk Cosa Nostra. Ông thường lang thang tiếp xúc các nhà quản lý quỹ để hỏi xem
liệu họ có “thật sự” đánh bại được thị trường chưa. Các nhà quản lý thường hay lớn
tiếng xác nhận rằng họ đã thực hiện được điều đó, sau đó Sharpe quay sang hỏi đại
diện của họ để biết thêm nhiều thông tin hơn. Sharpe đi đến quan điểm rằng những nhà
quản lý danh mục vốn đầu tư thành đạt cũng giống như những chiêm tinh gia thông
thái, họ rất giỏi trong việc đưa ra những lý lẽ thuyết phục về sự giàu có và đáng tin cậy
mà dịch vụ của họ sẽ mang lại.
Trong hai năm, Sharpe giảng dạy tại Đại học California Irvine với tư cách một
giáo sư. Ông ông quen biết Thorp và giữa họ cũng từng có nhiều tranh luận nảy lửa
nhưng trong bầu không khí thân thiện về tính hiệu quả của thị trường. Tại Irvine,
Sharpe đang nghiên cứu một học thuyết có thể khiến tên tuổi ông được nhiều người
biết đến, đó là mô hình định giá tài sản vốn.
Sau đó, Sharpe chuyển đến Standford. Năm 1975, Thorp mời ông trở lại Đại
học California Irvine để giảng dạy. Trong suốt chuyến trở về này, Thorp cố gắng
thuyết phục ông trở lại vị trí của ông ngày trước. Khi Sharpe còn dạy ở Irvine, Thorp
vừa mới nổi lên như một nhà đầu tư đã đánh bại được thị trường. Giờ đây, Thorp đã
gặt hái được nhiều thành tựu.
Thorp kể về một vài vụ làm ăn mà ông đã dành cho Sharpe. Điển hình là một
vụ đầu tư năm 1974 vào trái phiếu chuyển đổi của tập đoàn mô tô Mỹ (AMC) có giá
trị đáo hạn đến năm 1988. Lúc mới phát hành, nó có giá 1.000 đô la, sau đó, nó tụt
xuống chỉ còn 600 đô la. Điều này mang lại cho hãng khoản lợi nhuận không nhỏ bởi
chúng là loại trái phiếu cấp tốc có thể chuyển đổi được. Mỗi một trái phiếu có thể
chuyển đổi thành 100 cổ phiếu AMC. Khi ấy, mỗi cổ phiếu được bán ra ở mức 6 đô la.
Và giá trái phiếu bán ra ở mức giá bằng với tổng cổ phiếu thu được sau khi chuyển
đổi.
Thorp nhận ra rằng: “Điều đó quả thật điên rồ”. Trái phiếu phải trả 5% lãi suất
trong khi cổ phiếu không phải trả một khoản cổ tức nào. Nắm trái phiếu trong tay cũng
đồng nghĩa với việc có khả năng sở hữu cổ phiếu. Cho dù giá cổ phiếu có tăng cao
chăng nữa thì bạn vẫn có thể quy đổi cổ phiếu từ trái phiếu của mình. Tuy nhiên,
không có một cơn sốt nào cả. Những người nắm giữ trái phiếu hưởng lợi từ lãi suất và
hoàn toàn an toàn trước những tác động xấu đến từ mặt trái của trái phiếu. Những ai đủ
kiên nhẫn giữ trái phiếu cho đến thời gian đáo hạn năm 1988 sẽ được hoàn trả lại
1.000 đô la như mức giá ấn định ban đầu.
Thorp mua trái phiếu chuyển đổi này và bán ra cổ phiếu của AMC. Chuyện gì
có thể xảy ra? Công ty có thể bị vỡ nợ và điều đó sẽ khiến Thorp càng có nhiều tiền
hơn. Trong trường hợp công ty bị phá sản thì tài sản công ty sẽ bị thanh lý và dùng để
chia cho những người nắm giữ trái phiếu. Số tiền ấy cũng có thể là không đủ để trang
trải hết các khoản nợ cho những người nắm giữ trái phiếu. điều này đồng nghĩa với
chẳng còn lại gì cho các cổ đông. Cổ phiếu AMC sẽ không còn chút giá trị nào. Vì lẽ
đó, việc công ty bị phá sản có thể gây nguy hại cho những ai đang nắm giữ trái phiếu
nhưng thiệt hại mà nó gây cho các cổ đông thậm chí còn nhiều hơn. Và đó chính là
thông tin tốt cho những người nắm giữ trái phiếu và bán đi kịp thời cổ phiếu của công
ty.
Có một viễn cảnh thật sự u ám dành cho những loại cổ phiếu đang nằm yên tại
vị trí của nó. Trong trường hợp như thế, Thorp vẫn có thể thu về một khoản tiền kha
khá cho mình. AMC sẽ dùng tiền mặt để chi trả cho mức lại suất 8,33 phần trăm.
Trong khi Thorp vay tiền với lãi suất 8 phần trăm để mua trái phiếu, và như vậy,
hưởng lợi được 0,33 phần trăm dựa trên tổng giá trị giao dịch. Nưng vì ông đã bán cổ
phiếu của AMC và có sẵn tiền mặt trong tay, Thorp dùng nó để cho vay với lãi suất 6
phần trăm. Như thế, Thorp vẫn có được khoản lời 6,33 phần trăm cho dù giá cổ phiếu
có đứng yên tại chỗ.
Bởi việc giao dịch này chắc chắn sẽ không có rủi ro hay phá sản nên phương
pháp Kelly cho phép sử dụng đòn bẩy tài chính trong trường hợp này. Thorp vay thêm
vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận thu về. Ông giải thích rằng: “Các tình huống vừa đơn
giản, vửa rõ ràng thì không phải lúc nào cũng xảy ra, nhưng chúng tôi đa số đều kiếm
sống được nhờ vào các bối cảnh như thế.”
Tuy nhiên, Sharpe vẫn không bị thuyết phục. Có rất nhiều đều bất thường có
thể xảy ra nhằm thử thách các học thuyết khoa học mà con người từng nghĩ đến. Đó là
những hiểu biết, những suy nghĩ cứng nhắc mà con người cần xem xét lại một cách
nghiêm túc và chúng cần được bài trừ.
Các nhà lý luận về tính hiệu quả cho rằng thị trường có thể vận động như thể nó
có lý trí mà nhiều khi, còn hơn hẳn những ai tham gia vào nó. Một bộ phận tham gia
vào thị trường chính là các nhà chuyên kinh doanh chứng khoán như Thorp, những
người luôn sẵn sàng chen chân và kiếm lời mỗi khi giá cả có dấu hiệu chệch hướng.
Những người ủng hộ quan điểm thị trường hiệu quả cho rằng chính vì một điều
rõ ràng là ai cũng muốn khai thác cơ hội mua bán chứng khoán trong thị trường nên
tình tr ...