Danh mục

Công thức thành công cai thuốc lá được vận dụng như thế nào? (Kỳ 3)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 155.67 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiện thuốc lá không đơn thuần chỉ là nghiện thực thể vào chất nicotin có trong thuốc lá mà đây là một quá trình nghiện phối hợp giữa: nghiện thực thể + nghiện về mặt tâm lý + nghiện về mặt hành vi.A Nghiện thực thể là hiện cơ thể người hút thuốc lá đã quen với nồng độ ncotin cao trong máu. Khi nồng độ nicotin trong máu giảm xuống làm người nghiện có cảm giác thèm thuốc không chịu được sau đó là các triệu chứng của hội chứng cai nghiện: nóng giận, cáu gắt, mất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công thức thành công cai thuốc lá được vận dụng như thế nào? (Kỳ 3) Công thức thành công cai thuốc lá được vận dụng như thế nào? (Kỳ 3) 3. Nghiện thuốc lá không đơn thuần chỉ là nghiện thực thể vào chấtnicotin có trong thuốc lá mà đây là một quá trình nghiện phối hợp giữa: nghiệnthực thể + nghiện về mặt tâm lý + nghiện về mặt hành vi. A Nghiện thực thể là hiện cơ thể người hút thuốc lá đã quen với nồng độncotin cao trong máu. Khi nồng độ nicotin trong máu giảm xuống làm ngườinghiện có cảm giác thèm thuốc không chịu được sau đó là các triệu chứng của hộichứng cai nghiện: nóng giận, cáu gắt, mất tập trung, bồn chồn, mất ngủ v.v. ngườinghiện buộc lòng phải hút thuốc lá trở lại để tránh những triệu chứng khó chịunày. Nghiện thực thể là mục tiêu tác động của các biện pháp điều trị bằng thuốcnhư nicotin thay thế, bupropion hydrochloride, vareniciline. Các thuốc này sẽ giúpcơn thể giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của hội chứng cai thuốc. B. Nghiện tâm lý là hiện tượng người nghiện thuốc lá xuất hiện một quanđiểm cho răng thuốc lá sẽ giúp họ giải quyết được những tình huống căng thẳng.Mỗi khi gặp chuyện khó khăn, lo lắng, người nghiện thuốc lá sẽ hút thuốc lá đểtìm lại sự an tâm, tìm một chỗ dựa về mặt tâm lý. C. Nghiện về mặt hành vi là hiện tượng người nghiện thuốc lá hình thànhmột thói quen liên kết sự kiện hút thuốc lá với các sự kiện khác trong cuộc sốngnhư là môt phản xạ có điều kiện. Ví dụ như hút thuốc lá sau khi uống cà phê, sauăn cơm, khi gặp gỡ bạn bè v.v Nếu thuốc cai nghiện sẽ tác động vào thành phần nghiện thực thể thì tư vấnsẽ tác động vào thành phần nghiện tâm lý, hành vi. Do nghiện thuốc lá luôn phốihợp cả ba thành phần nghiện ở các mức độ khác nhau vì vậy một chế độ điều trịcai nghiện thuốc lá phù hợp nhất vẫn là phồi hợp giữa biện pháp dùng thuốc và tưvấn ở một tỷ lệ tương ứng. III. Quyết tâm: 1. Chính là quyết tâm của người hút thuốc lá muốn từ bỏ chất gây nghiệnđộc hại này. Quyết tâm này rõ ràng xuất phát từ hiểu biết sâu sắc về tác hại củathuốc lá trên sức khỏe của bản thân và của cộng đồng. Tuy nhiên rất nhiều ngườihiểu sâu sắc tác hại của thuốc lá mà quyết tâm vẫn không thực cao. Như vậy hiểubiết tác hại thuốc lá chỉ là điều kiện cần nhưng chưa phải là điều kiện đủ để có mộtquyết tâm cao. 2. Quyết tâm như vậy được hình thành trong quá trình suy nghĩ lâu dàicân nhắc thiệt hơn giữa một bên là “tiếp tục hút thuốc lá” và bên kia là “ngưng hútthuốc lá”. A. “Tiếp tục hút thuốc lá” đương nhiên sẽ có hại cho sức khỏe nhưngchúng ta cũng phải đồng ý với những người nghiện thuốc lá là hút thuốc lá cũngcó một số “cái lợi” đấy chứ. Người hút thuốc lá cảm thấy thật sảng khoái khi hútmột điếu thuốc. Anh ấy có thể tạm thời quên đi những lo âu phiền muộn trongcuộc sống, anh ấy có thể tập trung hơn để giải quyết công việc v.v. và còn nhiềunhiều cái lợi khác nữa mà bất kỳ người nghiện thuốc lá nào cũng có thể nói ravanh vách. Như vậy, không phải họ không biết thuốc lá là có hại cho sức khỏe màhọ không quyết tâm mà bởi vì theo họ cân nhắc thì cái lợi trước mắt mà thuốc lámang lại “nhiều hơn” so với cái hại sức khỏe sau này. B. “Ngưng thuốc lá” đương nhiên là có lợi cho sức khỏe nhưng chúng taphải đồng ý với những người nghiện thuốc lá là việc bỏ thuốc lá đối với họ là mộtmất mát. Có thể kể ra ở đây là mất mát “một người bạn đồng hành” chia sẻ với họtừng phút giây buồn chán và vui sướng; bất hạnh và hạnh phúc, mất mát “mộtphương tiện” giúp họ hăng hái hơn, hưng phấn hơn, dũng cảm hơn và v.v. Đó làchưa kể khi họ cai thuốc lá thì họ cảm thấy khó chịu như thế nào: cảm giác thèmthuốc “đốt cháy tâm can”, cảm giác kích thích bồn chồn như kiến bò trong bụngv.v. Như vậy, không phải vì người nghiện thuốc lá không biết rằng cai thuốc lámang lại cho họ nhiều sức khỏe nên họ không quyết tâm cai thuốc lá mà bởi vìtheo họ cái họ sẽ mất mát và chịu đựng trước mắt khi cai thuốc lá “lớn hơn” nhiềuso với cái lợi sức khỏe sau này. C. Như vậy, một người nghiện thuốc lá muốn có quyết tâm cai thuốc lá caosẽ phải là người đã đấu tranh cân nhắc rất nhiều giữa “cái lợi và hại”, giữa “cáiđược và mất” khi tiếp tục hút cũng như khi ngưng hút thuốc. Chúng ta không nênchỉ khuyến khích người nghiện hút thuốc lá “quyết tâm lên” mà chúng ta phải giúphọ suy nghĩ cân nhắc nhiều hơn để có quyết tâm cao đó. IV. Hỗ trợ: 1. Hỗ trợ cai thuốc lá là gì: A. Là những động thái thực hiện để giúp người nghiện thuốc lá bỏ thuốc.Lẽ dĩ nhiên mức độ hỗ trợ càng cao, càng chuyên nghiệp thì người nghiện hútthuốc lá càng có cơ hội cai thuốc lá được thành công hơn. B. Vì là hỗ trợ nên các biện pháp này không thể nào thay thế được quyếttâm cai thuốc lá của người nghiện thuốc lá. Một số người nghiện thuốc lá tintưởng rằng có một loại ...

Tài liệu được xem nhiều: