Thông tin tài liệu:
Khuynh hướng chống học thuyết Darwin Giáo hội là lực lượng đầu tiên chống Ch. R. Darwin. Sáu tháng sau khi học thuyết Darwin ra đời, tại trường đại học oxpho đã diễn ra cuộc tranh luận khá gay gắt giữa giám mục Uynbơphooxơ và nhà sinh học T. Huxley, cuối cùng Uynbơphooxơ đã thất bại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cuộc đấu tranh bảo vệ quan điểm tiến hoá nửa sau thế kỷ XIX Cuộc đấu tranh bảo vệ quan điểm tiến hoá nửa sau thế kỷ XIX1. Khuynh hướng chống học thuyếtDarwinGiáo hội là lực lượng đầu tiên chống Ch.R. Darwin. Sáu tháng sau khi học thuyếtDarwin ra đời, tại trường đại học oxphođã diễn ra cuộc tranh luận khá gay gắtgiữa giám mục Uynbơphooxơ và nhàsinh học T. Huxley, cuối cùngUynbơphooxơ đã thất bại.Xetuyel là thầy giáo cũ của Darwin phảnứng bằng cách trả lại cuốn Nguồn gốccác loài cho tác giả.Laiơn là người đã tham gia việc xuất bảnNguồn gốc các loài cũng rất băn khoănvề nguồn gốc động vật của loài người vàmãi về sau mới thừa nhận lý thuyết củaDarwin.Agassis L, nhà cổ sinh học lớn nhất thếkỷ XIX cho rằng thuyết tiến hoá là phảnkhoa học và có hại. Bronn H.G., nhàđộng vật học và cổ sinh học, đã định xuấtbản Nguồn gốc các loài bằng tiếngĐức, cũng không tán thành thuyết chọnlọc tự nhiên. Virshop người sáng lập mônbệnh lý học tế bào thì đề nghị cấm giảngdạy học thuyết Darwin trong nhà trườngvì nó phá hoại tôn giáo.Nhiều nguyên nhân dẫn đến khuynhhướng chống lại học thuyết Darwin,trong đó chủ yếu là do ràng buộc bởi thếgiới quan tôn giáo, họ chưa thể thừa nhậncác quy luật tự nhiên mà Darwin đã giảithích lịch sử giới hữu cơ.2. Những người bảo vệ lý thuyết tiếnhóa DarwinMột số tác giả ở Anh, như Huxley (1825- 1895) đã chứng minh học thuyếtDarwin là chân lý khoa học và ủng hộquan niệm về nguồn gốc động vật củaloài người . Hooker J . (1817 - 1911) làngười đầu tiên đã áp dụng phương pháplịch sử trong nghiên cứu hệ thực vật.Wallace (1823- 1913) là người đã côngbố thuyết chọn lọc tự nhiên đồng thời vớiDarwin.Một số tác giả ở Mỹ, trong đó có Gray(1810 - 1888) bảo vệ quan điểm pháttriển của Darwin trong các cuộc tranhluận công khai trên báo chí với Agassis.Nhà phôi sinh học có tiếng hồi bấy giờ làMuller ( 1821 - 1897) đã dẫn đầu cuộcđấu tranh bảo vệ học thuyết Darwin ởMỹ và kết luận rằng sự phát triển cá thểphản ánh đến một mức độ nhất định cácgiai đoạn chính của sự phát triển chủngloại.Còn ở Đức , nhà phôi sinh học Haechken(1831 - 1919) đã phát triển các ý kiến củaDarwin, Muller và đưa ra định luật phátsinh của sinh vật rằng sự phát triển cá thểlà sự lặp lại một cách rút gọn sự pháttriển chủng loại. Ông cũng chứng minhsự phức tạp hoá về tổ chức của các cá thểnguyên thủy sinh vật từ những sinh thểtrước tế bào đã tiến hóa đến đơn bào, rồiđến tập đoàn đơn bào... Hiện tượng đadạng hóa, phức tạp hóa về hình thái, cấutạo để có thể thích nghi tết hơn với ngoạicảnh trong thế giới sinh vật cũng diễn ratheo các bước giống như sự phát triểncủa phôi động vật đa bào ngày nay nhưcác giai đoạn phôi tang, phôi nang, phôivị.Nước Nga, vào năm 1861, giáo sưRasinxki dịch cuốn Nguồn gốc các loàisang tiếng Nga, đến năm 1867, Viện Hànlâm KH Nga đã bầu Ch. R. Darwin làmviện sĩ thông tấn. Timiriazev K.A. (1813- 1920) đã đóng vai trò chủ chốt trongcuộc đấu tranh bảo vệ và phổ biến họcthuyết Darwin. Vận dụng quan điểmchọn lọc tự nhiên, ông chứng minh rằngmàu xanh lục của lá cây là kết quả củaquá trình chọn lọc tự nhiên, thích nghivới sự hấp thụ năng lượng ánh sáng mặttrời đảm bảo cho cây xanh có thể quanghợp. áp dụng nguyên lý tiến hoá,Seversov A.N. (1829 - 1905) đã giảithích các chức phận sinh lý, đặc biệt làhoạt động của hệ thán kinh trung ương vàchứng minh phản xạ là cơ sở của mọihoạt động tâm lý.