Danh mục

CYTOKINE (Kỳ 9)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 270.67 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vai trò hoạt hoá các tế bào lympho của cytokine Các tế bào lympho T và B chưa chín, hay các tế bào lympho nghỉ ngơi, là các tế bào còn đang ở giai đoạn G0 của chu trình tế bào và không nằm trong vòng tuần hoàn. Sự hoạt hoá đưa tế bào ở giai đoạn nghỉ ngơi vào chu trình tế bào, trải qua giai đoạn G1 để vào pha gian kỳ (pha S), trong giai đoạn này ADN được nhân lên. Quá trình chuyển từ giai đoạn G1 đến pha S đóng một vai trò cực...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CYTOKINE (Kỳ 9) CYTOKINE (Kỳ 9) Vai trò hoạt hoá các tế bào lympho của cytokine Các tế bào lympho T và B chưa chín, hay các tế bào lympho nghỉ ngơi, làcác tế bào còn đang ở giai đoạn G0 của chu trình tế bào và không nằm trong vòngtuần hoàn. Sự hoạt hoá đưa tế bào ở giai đoạn nghỉ ngơi vào chu trình tế bào, trảiqua giai đoạn G1 để vào pha gian kỳ (pha S), trong giai đoạn này ADN được nhânlên. Quá trình chuyển từ giai đoạn G1 đến pha S đóng một vai trò cực kỳ quantrọng trong chu trình tế bào. Khi một tế bào đã đạt đến pha S nó hoàn thành chutrình tế bào, chuyển qua giai đoạn G2 và vào thời kỳ phân bào (M). Sau khi phântích các dữ kiện liên quan đến quá trình tiến triển của các tế bào lympho từ giaiđoạn G0 đến pha S Ken Ichi Arai đã nhận thấy một số điểm tương đồng với các dữkiện ở các nguyên bào sợi. Có hai loại tín hiệu phát triển hoạt động ở các giaiđoạn khác nhau để đưa một tế bào nguyên bào sợi tiến triển từ G1 đến S. Ðầu tiênyếu tố phát triển có nguồn gốc tiểu cầu (PDGF) chuyển đến nguyên bào sợi mộttín hiệu mở đường (competence signal), tín hiệu này chuyển tế bào từ giai đoạnG1 sớm sang giai đoạn G1 muộn và tạo cho tế bào khả năng thu nhận tín hiệu tiếptheo. Vào thời điểm này yếu tố tăng trưởng dạng insulin (insulin like factor - IGF)và yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF) tác động trên các nguyên bào sợi như là cáctín hiệu thúc đẩy (progression signals) để đưa tế bào từ giai đoạn G1 vào pha S.Quá trình hoạt hoá các lympho bào B và T cũng diễn ra theo trình tự như vậy,bằng các tín hiệu sớm đẩy các tế bào nghỉ ngơi từ G0 sang G1 sớm và tạo cho tếbào khả năng thu nhận các tín hiệu thúc đẩy tiếp theo. Các tín hiệu này có tácdụng đưa tế bào từ giai đoạn G1 vào pha S và cuối cùng là vào giai đoạn phânchia và biệt hoá. Sự hoạt hoá các lympho T Người ta cho rằng quá trình hoạt hoá các tế bào T nghỉ ngơi từ giai đoạnG0 để vào giai đoạn G1 sớm đòi hỏi phải có hai tín hiệu mở đường. Tín hiệu thứnhất đến từ quá trình tương tác giữa phức hợp kháng nguyên-phân tử hoà hợp môvới thụ thể của tế bào T và tín hiệu thứ hai từ tế bào phụ trợ dưới dạng chất đồngkích thích IL-1 (hình 11.8). Các sự kiện này truyền một tín hiệu qua màng nguyênsinh chất dẫn đến sự phiên mã của một số gene trong đó có các gene mã hoá IL-2và thụ thể dành cho IL-2. Người ta cho rằng hậu quả của việc gắn IL-2 vào thụ thểcủa nó đóng vai trò như là một tín hiệu thúc đẩy đẩy tế bào từ giai đoạn G1 vàopha S. Có một ý kiến suy đoán rằng sự tương tác của IL-2 và thụ thể của nó đóngmột vai trò quan trọng trong việc cho phép tế bào T bước vào giai đoạn hoạt hoácủa quá trình biệt hoá bởi vì sự xuất hiện của IL-2 vào phút thứ 45 và của thụ thểdành cho IL-2 sau 2 giờ song song với khoảng thời gian 2 giờ cần thiết cho việchoạt hoá một tế bào T. Các hiện tượng hoá sinh liên quan đến quá trình hoạt hoá đã được nghiêncứu bằng phương pháp sử dụng một dòng tế bào T ung thư mà dòng tế bào nàyđáp ứng với một tín hiệu truyền qua thụ thể của tế bào T và tín hiệu đồng kíchthích IL-1 để tạo ra IL-2. Ðể đơn giản hoá hệ thống này có thể thay thế các tínhiệu là thụ thể của tế bào T và IL-1 bằng các tác nhân khác. Có thể thay tương táccủa phức hợp kháng nguyên-phân tử hoà hợp mô với thụ thể trên tế bào T bằngcác chất gây phân bào như PHA hoặc Con A hoặc cũng có thể thay bằng khángthể kháng CD3. Tín hiệu đồng kích thích IL-1 có thể thay bằng các tác nhân hoạthoá protein kinase C như phorbol myristate acetate (PMA). Hệ thống này cho thấyrằng hai tín hiệu mở đường có vẻ như hoạt hoá hai con đường hoạt hoá hoá sinhtheo kiểu hiệp đồng với nhau, một liên quan đến quá trình thuỷ phân củaphospatidylinositol dẫn đến tăng lượng canxi nội bào và con đường kia liên quanđến sự hoạt hoá protein kinase C (hình 10.9). Trong vòng 15 phút thu nhận các tín hiệu phát triển đủ mạnh, tế bào T bắtđầu phiên mã một số gene trong đó có các gene mã hoá protein liên kết ADN.Người ta đã xác định thấy sản phẩm của gene sinh ung thư tế bào c-fos trong vòng15 phút; ở phút thư 30 thì một sản phẩm của gene sinh ung thư khác đó là c-myccũng được xác định cùng với một số protein liên kết ADN khác như NFAT-1 vàNF-(B (bảng 11.6). NFAT-1, NF-(B và c-fos mỗi chất đều cho thấy là chúng gắn vào phần khởiđầu của gene mã hoá IL-2 làm tăng quá trình phiên mã của gene này trong vòng45 phút đầu sau khi hoạt hoá. Hai giờ sau khi hoạt hoá tế bào T bước vào trạngthái hoạt hoá tăng sinh. Thật thú vị là khoảng thời gian tế bào nằm trong trạng thái này song songvới sự bộc lộ của các thụ thể dành cho IL-2 và điều này cho thấy rằng mối tươngtác giữa IL-2 và thụ thể của nó đóng vai trò như là yếu tố thúc đẩy để đẩy tế bào từgiai đoạn G1 vào pha S của chu trình tế bào và vì thế buộc tế bào phải hoạt hoá. Cần phải có hai tín hiệu mở đường, một từ tươn ...

Tài liệu được xem nhiều: