Danh mục

ĐA CHẤN THƯƠNG (POLYTRAUMATISME) (PHẦN I)

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.72 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc xử trí ban đầu của bệnh nhân đa chấn thương dựa trên vài nguyên tắc không nhất thiết rõ ràng. Những ưu tiên đôi khi rất khác đối với những bệnh ít khẩn cấp khác. Những đặc điểm này có thể được tóm tắt vào vài yếu tố quan trọng : - Nếu có nhiều nạn nhân, phải dành ưu tiên cho những nạn nhân cần nhất (nguyên tắc công lý phân phối được áp dụng cho médecine de catastrophe). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐA CHẤN THƯƠNG (POLYTRAUMATISME) (PHẦN I) ĐA CHẤN THƯƠNG (POLYTRAUMATISME) PHẦN I I/ NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA HỒI SỨC ĐA CHẤNTHƯƠNG Việc xử trí ban đầu của bệnh nhân đa chấn thương dựa trên vàinguyên tắc không nhất thiết rõ ràng. Những ưu tiên đôi khi rất khác đối vớinhững bệnh ít khẩn cấp khác. Những đặc điểm này có thể được tóm tắt vàovài yếu tố quan trọng : - Nếu có nhiều nạn nhân, phải dành ưu tiên cho những nạn nhân cầnnhất (nguyên tắc công lý phân phối được áp dụng cho médecine decatastrophe). Chúng ta buộc phải thực hiện những lựa chọn đôi khi khókhăn, đặc biệt là khi phải từ bỏ một nạn nhân bị thương tổn quá nặng, màkhả năng sinh tồn là điều không có thể, và bỏ rơi những nạn nhân bị thươngtổn ít nghiêm trọng hơn ; - Trong tất cả các trường hợp, trước hết phải gìn giữ các chức năngsinh tồn. Ví dụ, một sai lầm là tập trung sự chú ý vào một gãy xương khôngđe dọa đến tính mạng của bệnh nhân, trong khi các đường hô hấp khôngđược khai thông tốt. - Một bệnh sử hoàn chỉnh đôi khi ít quan trọng hơn là một hồi sức banđầu. Không nên trì hoãn các săn sóc cho một bệnh nhân để thu nhận nhữngthông tin về cách đã xảy ra tai nạn. - Đôi khi phải điều trị trước khi có một chẩn đoán chắc chắn. Thí dụkhi nghi ngờ một tràn khí màng phổi, có thể thiết đặt một ống dẫn lưu ngựcmà không phải chờ đợi sự xác định của chẩn đoán nhờ một phim chụp hìnhngực. - Sự ổn định tim mạch đôi khi không thể thực hiện được : là một sailầm khi cố ra sức tìm cách ổn định tình trạng huyết động của nạn nhân màkhông đưa vào phòng mổ để can thiệp phẫu thuật, cần thiết cho sự cầm máu. - Sự hồi sức không nhất thiết nhằm tái lập các tham số bình thường.Đặc biệt một vài mức độ hạ huyết áp phải được chấp nhận trong trường hợpxuất huyết không cầm được (nếu không có chấn thương sọ nặng). Việc quản lý thời gian là cốt yếu : giờ đầu (golden hour) là đặc biệtquan trọng đối với tiên lượng của bệnh nhân. Phải hành động nhanh nhưngsự vội vàng có thể là người cố vấn tồi. NHỮNG ƯU TIÊN BẤT THƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỢP ĐACHẤN THƯƠNG Không thực hiện một cách hệ thống một hồi sức tim-phổi trong trườnghợp chết lâm sàng. Xác lập các ưu tiên nếu có nhiều bệnh nhân. Tập trung trước hết vào nguy cơ sinh tử. Hoãn làm bệnh sử và thăm khám lâm sàng hệ thống. Hành động thường không có chẩn đoán chắc chắn. Đôi khi bằng lòng với một sự ổn định tim mạch không hoàn toàn. II/ HỒI SỨC TIỀN BỆNH VIỆN 1/ ABC CỦA HỒI SỨC TIM-HÔ HẤP (CPR) Ngừng tim (arrêt cardiaque) nơi người bị chấn thương nói chung làdo, hoặc là những thương tổn não bộ nghiêm trọng (chết não) hoặc do sựmất kiệt máu (exsanguination) (như trong trường hợp vỡ động mạch chủ).Trong cả hai trường hợp, CPR tại nơi xảy ra tai nạn hầu như luôn luôn đưađến thất bại (và có thể làm mất thời gian nếu có những nạn nhân khác). CPRchỉ có cơ may thành công nếu như ngừng tim dường như có một nguyênnhân có thể đảo ngược, như một xuất huyết có thể kềm chế được, một trànkhí màng phổi tăng áp (pneumothorax sous tension) hay một tắc nghẽn cácđường hô hấp bởi một vật lạ. Trong trường hợp xuất huyết ồ ạt, xoa bóp timngoài (massage cardiaque externe) có thể không có hiệu quả, vì lẽ hồi lưutĩnh mạch quá yếu, nên một xoa bóp tim trong (massage cardiaque interne)phải được xét đến. 2/ SƠ CỨU Nạn nhân ổn định phải được đặt ở vị trí được gọi là an toàn (positionde sécurié), trong lúc chờ đợi đội cấp cứu. Vị trí này tránh những cử độngkhông đúng lúc của cột sống và giảm thiểu các nguy cơ nuốt sai đường(fausse déglution). Phải theo thủ tục sau đây : - đặt bệnh nhân nằm ngửa, cẳng chân duỗi thẳng. - quỳ gối bên cạnh bệnh nhân. - đặt cánh tay gần nhất của nạn nhân thẳng góc, lòng bàn tay hướnglên trên trong tư thế của người tuyên thệ ; - đưa cánh tay kia và cẳng chân kia về phía mình ; - gấp cẳng chân đối diện làm sao cho háng và khớp gối cả hai đềuthẳng góc. - đưa đầu ra sau (giữ đường khí mở) - đặt một bàn tay dưới má. 3/ HỒI SỨC- QUY TẮC VIP A/ V= VENTILATE : Khai thông các đường hô hấp (ouverture des voies aériennes) là mộtgiai đoạn căn bản đầu tiên. Dĩ nhiên phải tránh động tác làm duỗi cổ bệnhnhân nếu có khả năng gãy cột sống cổ. Lấy đi vật lạ nếu có (hàm răng giả)cũng là động tác quan trọng. Trong tất cả các trường hợp, phải cho hàophóng oxy qua mặt nạ (oxygénation au masque) ; nói chung cần tránh mộtống thông mũi (sonde nasale) và ngay cả cấm sử dụng trong trường hợp gãyxương mặt. Trong trường hợp hôn mê, một canun Guedel có thể hữu ích đểgiữ mở các đường khí, nhưng đặt ống nội thông khí quản nói chung là cầnthiết. Nội thông khí quản nên được thực hiện trong trường hợp : - cần bảo vệ các đường k ...

Tài liệu được xem nhiều: