Danh mục

Dạ Đàm Tùy Lục - Chư Hiểu Bình

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.75 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chư Sĩ Tuấn, tên chữ là Hiểu Bình, ngụ cư tại Bì Châu tỉnh Sơn Ðông. Cha chàng là một vị Hiếu Liêm nổi tiếng làm giáo thụ ở Tế Nam. Sinh đậu Tiến sĩ lúc còn rất trẻ, nhưng chỉ ham đọc sách, không tha gì đến việc tiến thủ nơi quan trường. Chàng cùng mấy người bạn tâm đầu ý hợp, sống ẩn dật ở Mông Sơn, dựa vào chân vách núi, dựng nên một phong cảnh tuyệt mỹ, có đủ cả suối trong, non bộ, hoa tươi cổ thụ. Giữa lưng chừng núi đã có sẵn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạ Đàm Tùy Lục - Chư Hiểu Bình Dạ Đàm Tùy Lục Chư Hiểu Bình Chư Sĩ Tuấn, tên chữ là Hiểu Bình, ngụ cư tại Bì Châu tỉnh Sơn Ðông.Cha chàng là một vị Hiếu Liêm nổi tiếng làm giáo thụ ở Tế Nam. Sinh đậu Tiến sĩ lúc còn rất trẻ, nhưng chỉ ham đọc sách, không tha gìđến việc tiến thủ nơi quan trường. Chàng cùng mấy người bạn tâm đầu ý hợp, sống ẩn dật ở Mông Sơn,dựa vào chân vách núi, dựng nên một phong cảnh tuyệt mỹ, có đủ cả suốitrong, non bộ, hoa tươi cổ thụ. Giữa lưng chừng núi đã có sẵn từ trước mộtngôi chùa cũ, mái xanh tường đỏ, điện đường cao ráo rộng rãi. Ða số các hòathượng đều tỏ ra nỗ lực tu trì khổ hạnh. Ngôi chùa chỉ cách chỗ ở của Sinh chừng độ trăm bộ. Trong chùa trồng đủ các loại hoa mẫu đơn, năm sắc khoe màu, hươngthơm ngào ngạt, không đâu bằng. Mỗi khi gặp mùa hoa nở, nam thanh nữ túđua nhau đến ngắm, nối đuôi nhau không dứt. Một hôm, Sinh ngẫu hứng đi lại quanh quẩn dưới chân núi, thấy mộtđám thiếu nữ, quần hồng áo tía, kết thành đoàn, phần đông là gái nhà quê, hoặc giả thành thị, nhưng chảcó cô nào đáng gọi là giai nhân cả, nên Sinh cũng chẳng hề lưu tâm đến. Mãi đến lúc mặt trời sắp lặn, bóng ô đã gác đầu non, du khách đều đãmệt mỏi, sau một ngày du ngoạn. Sinh cũng tính đóng cửa để vào nhà, thìchợt từ xa, chàng thấy có hai con a hoàn để tóc trái đào, dẫn một người congái, khoan thai tiến lại. Người con gái coi ý tứ, thái độ có vẻ phong nhã, linh hoạt, khác hẳncác cô gái khác. Lúc đến gần, Sinh thấy quả là một trang quốc sắc, diễmtuyệt trần hoàn. Chàng nhủ thầm trong bụng, vùng thôn trang quê mùa này,lẽ nào lại có người đẹp đến thế. ý chừng hẳn là người từ phương xa lại. Lát sau, lại thấy người con gái từ trong chùa đi ra. Cũng lại đi ngang qua cửa nhà Sinh, bấy giờ chàng còn đứng đó. Thếlà hai người vô tình bốn mắt nhìn nhau. Người con gái e thẹn cúi đầu bước đi. Sinh những muốn cùng nàng bắt chuyện, nhưng không tìm được cơhội, thì vừa may, người con gái vì cấp bách bước đi, để rơi chiếc khăn tayxuống đất, Sinh vội vã chạy lại nhặt lên, hô gọi con a hoàn để trả cho nàng. Người con gái nói mấy lời tạ ơn Sinh, khóe thu ba long lanh đưa đẩy,càng làm cho Sinh cảm thấy chứa chan thâm tình, bất giác hồn tiêu pháchtán ngẩn người ra như tượng gỗ. Người con gái đi được chừng hơn mười bộ, thì quay lại rút trong ốngtay áo ra một chiếc khăn tay bằng lụa trắng, bên trong gói một vật, trao chocon a hoàn để đưa lại cho Sinh và nói: - Vật này chẳng biết có phải ông tú đánh rơi đó chăng? Sinh sợ người ngoài nhìn thấy, vội vã dấu vào trong bụng, quí nhưđược vật báu vua ban. Trước khi đi, người con gái còn nói với a hoàn: - Trước cửa nhà mình có hai câu liễu, tơ buông phơ phất mỗi khi cógió thổi, trông rất đẹp mắt. Trong vườn trồng chuối xen lẫn hoa đào nở. Nhưquả ông tú có dịp đi hội đạp thanh ngang qua, thì xin mời ông ấy vào chơiuống chén trà xanh nhá. Người con gái cố ý nói cho Sinh nghe thấy. Lời nói dịu dàng, nhỏ nhẹmà líu lo như tiếng chim oanh hót trên cành hoa. Nói xong, nàng cùng hai con a hoàn vội vã đi về hướng Ðông. Còn lại mình Sinh tâm thần ngơ ngẩn, nhìn theo cho đến lúc bóngngười con gái đã khuất mới chịu vào trong nhà. Bấy giờ mới mở chiếc khăntay bằng lụa màu trắng của người con gái ra coi, thấy bên trong có gói mộtcon ve sầu làm bằng ngọc, sắc trắng trơn tru nhẵn nhụi, điêu khắc rất là tinhmỹ tỉ mỉ, không phải là vật thuộc thời đại bây giờ. Sinh quí báu như bảo vật, đêm ngày đeo bên người. Vài hôm sau, Sinh nẩy ý muốn đi tìm tông tích của người con gái, bènsửa soạn dung mạo, áo quần cho thật chỉnh tề đắc ý, rồi mới khởi hành.Chàng men theo đường đi về hướng Ðông. Ði được vài dặm, quả nhiên gặpmột thôn nhỏ, ước chừng năm sáu nóc nhà lơ thơ, cửa gỗ, nhìn xuống suối,bên trên có chiếc cầu nhỏ bắc xéo ngang. Sinh bước sang cầu, rồi men theo bờ suối đi về hướng Ðông. Từ xa đãthấy một tòa nhà mới chỉnh trang lại, tường quét vôi trắng có vẽ hình chữVạn của nhà Phật. Trong vườn đủ cả hoa đào, hoa mận, hoa lê, hoa hải đường trăm hoađua nở, lại được gió đông phe phất đưa đẩy, hương thơm ngào ngạt đến tậngan phổi. Sinh nhủ thầm trong bụng, đây hẳn là nhà của người con gái, tuy vậychàng cũng chưa dám liều đến gõ cửa, chỉ bồi hồi chậm bước đi đi lại lại, hyvọng có gặp được người nào chăng. Mãi một lúc thật lâu, Sinh thình lình nghe tiếng mở cửa ken két, rồihai con a hoàn từ trong nhà bước ra, tay bưng một lẳng hoa. Sinh vội vã tiếngần lại, ân cần hỏi thăm tin tức. Hai con a hoàn cũng nhận ra Sinh, bèn hỏihọ tên của chàng, rồi nói: - Chủ nhân hôm nay đến Thê Hà Sơn để học đạo, trong nhà chỉ còn cóđàn bà con gái, không tiện giữ ông tú lại để khoản đãi biết làm sao bây giờ. Sinh hỏi hai đứa a hoàn đi đâu, thì chúng đáp: - Ðem lẳng hoa này sang biếu các chị em ở xóm bên. Sinh ngắm nhìn lẳng hoa, thấy đủ mọi loại. Hai đứa a hoàn lại nói: - Lẳng hoa này do đích thân tay A Cô kết thành đấy. Sinh hết lời khen ngợi sự thông minh mẫn tiếp của người con gái. Ðứaa hoàn lại nói: - Xin ông tú tạm thời đứng chờ một chút, đợi chị em tôi đi xong việctrở về, sẽ vào thông báo cho A Cô biết, hoặc giả có mời ông tú vào chơichăng? Một lát sau, hai đứa a hoàn trở lại, rút từ trong tay áo ra một cái túiđưa cho Sinh xem và nói: - Món này là quà của cô Thiến bên xóm Ðông tặng ông tú, chẳng hayvật gì thiếu . Sinh chỉ cười không đáp, cầm lấy vật cất đi. Hai đứa a hoàn đi vào trong nhà rồi trở ra, dẫn đường cho Sinh theo,đi vòng qua mấy bụi dâm bụt, vài bụi chuối, và hơn trăm gốc bích đào đangđộ khai hoa thì đến một phiến cửa bằng gỗ, rồi mới vào cửa trong. Ðứa a hoàn lại dặn bảo Sinh: - Chỗ này kề cận với ngọa thất của A Cô, lượt sau ông tú có đến, đừngđi lối c ...

Tài liệu được xem nhiều: