Danh mục

Dạ Đàm Tùy Lục - Lý San Thần

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 126.84 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lý Ðỉnh, tên tự là San Thần, hiệu là San Hô Ngư Phủ, người Ngô Giang. Năm mười sáu tuổi Lý đã được lên học ở tỉnh, nổi tiếng về văn chương. Lý lại là người tính tình hào phóng, không thích bị bó buộc câu thúc vì lề lối thi cử của loại "bát cổ văn chương " Ngoài thi từ, chàng còn có tài vẽ nhân vật, rất được người đời hâm mộ. Nhân thế, khách gần xa đến mua tranh của chàng đứng chờ đầy cả cửa. Lý e phiền lụy dời cư đến Hán Khẩu,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạ Đàm Tùy Lục - Lý San Thần Dạ Đàm Tùy Lục Lý San Thần Lý Ðỉnh, tên tự là San Thần, hiệu là San Hô Ngư Phủ, người NgôGiang. Năm mười sáu tuổi Lý đã được lên học ở tỉnh, nổi tiếng về văn chương. Lý lại là người tính tình hào phóng, không thích bị bó buộc câu thúcvì lề lối thi cử của loại bát cổ văn chương Ngoài thi từ, chàng còn có tài vẽ nhân vật, rất được người đời hâm mộ.Nhân thế, khách gần xa đến mua tranh của chàng đứng chờ đầy cả cửa. Lý ephiền lụy dời cư đến Hán Khẩu, cất một ngôi nhà năm gian nằm sát ven bờsông, hiên song rộng rãi. Những thuyền buôn, hay du ngoạn trên sông, đềuphải ngang qua nhà chàng. Thỉnh thoảng, Lý lại ra ngồi câu ở ngoài mái hiên có khi dựa lan canngắm nhìn trăng lên để tiêu khiển. Một hôm, vào lúc hoàng hôn, chàng đang quanh quẩn ở ngoài hànhlang, chợt thấy một con thuyền nhỏ từ thượng lưu suối theo dòng thủy triều đi xuống, Trên thuyền có mộtthiếu phụ và hai người con gái. Người thiếu phụ ước chừng khoảng ba bốnchục tuổi. Thiếu phụ tuy già, nhưng phong vận vẫn còn mặn mòi, cử chỉ lạinhẹ nhàng, nho nhã, nhàn hạ như một người thuộc hạng giầu sang khuê các.Còn hai người con gái đều vào khoảng mười bốn, mười lăm tuổi, mắt trongrăng trắng, tư dung diễm tuyệt, đẹp chẳng thua kém gì tiên nữ. Chỗ nhà Lý ở, phía tay trái có chùa Thiên Hậu là nơi cư ngụ của caotăng. Lý nghe tiếng người thiếu phụ hỏi người lái đò: - Ðường còn xa quá, không có chỗ ngủ tối nay, chẳng biết nhà chùa cóthể cho chúng tôi tá túc được không? Tiếng người lái đò trả lời: - Trong chùa toàn là các nhà sư , e bất tiện. Quanh vùng này bà khôngcó người nào họ hàng thân thích sao? Lý nghe hai bên đối đáp như vậy, lại thấy thiếu phụ có vẻ lo lắng bồnchồn, bèn nói: - Nếu bà không chê, xin mời bà vào tệ xá nghỉ ngơi tạm một đêmcũng được. Tiếng người lái đò đáp: - Như quả được công tử giúp cho thì còn đi chỗ nào hơn nữa! Rồiquay lại thì thầm bàn với thiếu phụ. Chỉ thấy người thiếu phụ gật đầu tỏ ýđồng tình. Lý bèn xuống dẫn mọi người lên bờ, mời vào trong nhà. Nhà Lý vốn chỉ là một ngôi lầu nhỏ năm gian trống, không có người ở,duy thư tịch sách vở, tranh vẽ bầy đầy cả nhà Song cửa đều rộng rãi sáng sủa,bàn ghế sạch sẽ không có lấy một hạt bụi. Lý thấy thiếu phụ lộ vẻ vui mừng,bảo với hai người con gái: - Thật là không ngờ, lại được vào tá túc tại một nơi trần thiết trang nhãthế này. Khi hỏi đến tính danh, nghề nghiệp của Lý, mới hay chàng cũng làngười am hiểu rành rọt về ngành hội họa. Rồi vô tình mở tranh của Lý ra ngắm, lòng tỏ rất yêu thích, nâng niukhông muốn rời tay, nhỏ nhẹ bảo với chàng : - Những tranh này đều do tay tiên sinh vẽ? Lý khiêm nhợng : Cũng ngẫu nhiên cầm bút mực vẽ để tiêu khiển mà thôi, chứ bàn vềsáu cách vẽ thì thật tình lấy làm xấu hổ lắm, chẳng dám bàn. Lại hỏi: - Tôi thấy tranh nhân vật của tiên sinh vẽ thật không thua gì tranh củadanh họa Cừu Ðậu Phủ, mà ngay cả danh họa đời nay cũng ít có người so sánh đợc. Vậy chẳng hay, diệnmạo của ba chúng tôi có thể làm cho người trong tranh của tiên sinh đượcchăng? Lý đáp: - Chỉ e rằng tay nghề non kém, làm hỏng dung nhan Tây Tử, bằng nhưkhông chê, xin phép được cầm bút vẽ ngay. Sau đấy, Lý tập trung tinh thần, tỉ mỉ quan sát nhìn ngắm, im lặng mộthồi lâu, mới cầm bút, trải giấy ra, tay uyển chuyển vẽ thoăn thoăn như có sức thần trợ lực. Chỉ một lát, đãhoàn thành xong bức họa, dung mạo diễm tuyệt và phong tư yểu điệu củanhững người khách, chẳng thua gì danh họa Cố Khải Chi vẽ người đẹp BùiHài, rạng rỡ sinh động như người thật. Thiếu phụ và hai người con gái thấy thế, rất lấy làm hoan hỷ sungsướng, không ngớt lời khen ngợi tài năng của Lý, nói: - Ðây quả thật là tay bút của hóa công ! Vẽ truyền thần là phải do cónhỡn thần mới vẽ được. Ở trên ìâu, hai bên tả hữu là hai phòng ngủ có sẵn màn gối, chăn đệmđầy đủ, rất là trang nhã sạch sẽ. Lý dành riêng cho khách chia nhau nghỉ, còn chàng thì xuống ở dưới lầu.Lại sai tiểu đồng chuẩn bị rượu thịt, rau trái để đãi khách. Chỉ vừa hết câuchuyện, đã thấy bầy biện đủ cả Thiếu phụ còn có thể uống được vài chungrượu, chứ hai người con gái chỉ cầm đũa lấy lệ, rồi ăn mấy trái cây mà thôi. Sáng hôm sau, đến lúc mặt trời đã mọc cao bằng ba con sào, trên đâuvắng tanh, không nghe thấy có tiếng chân người, Lý mới sinh nghi, bèn đilên thì thiếu phụ và hai người con gái đều biến đâu mất. Bên cạnh gối để lạibẫy hạt minh châu và hai chiếc vàng . Chiếc nào cũng trạm khắc long phụngtrông rất là tinh sảo tuyệt mỹ, mà người phàm e khó có thể làm nổi. Cònnhững hạt minh châu hột nào cũng to bằng hột nhãn, mỗi hột cũng đáng giácả ngàn vàng. Lý kín đáo dấu vào trong một chiếc tráp, cẩn thận không dám lấy racho người ngoài xe ...

Tài liệu được xem nhiều: