Danh mục

Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 403.48 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc xây dựng danh lục các loài thực vật được sử dụng làm thuốc tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang gồm 567 loài, thuộc 392 chi, 144 họ, 5 ngành; Gồm 12 kiểu dạng sống; Thuộc 18 yếu tố địa lý và phân bố trong 8 kiểu thảm thực vật đặc trưng của khu vực nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà GiangBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.00017ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG Nguyễn Duy Hưng1,4,*, Hà Minh Tâm2, Lưu Đàm Cư3 Tóm tắt: Huyện Hoàng Su Phì là nơi có hệ thực vật đa dạng và phong phú. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc tại khu vực này đang bị suy giảm, cần được đánh giá để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững. Trong bài báo này chúng tôi đã xây dựng danh lục các loài thực vật được sử dụng làm thuốc tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang gồm 567 loài, thuộc 392 chi, 144 họ, 5 ngành; gồm 12 kiểu dạng sống; thuộc 18 yếu tố địa lý và phân bố trong 8 kiểu thảm thực vật đặc trưng của khu vực nghiên cứu. Đây là dữ liệu cần thiết cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực thực vật học, sinh thái học và đặc biệt là thực vật học dân tộc. Từ khóa: Cây thuốc, Hoàng Su Phì, Hà Giang.1. MỞ ĐẦU Huyện Hoàng Su Phì nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang, dưới dải Tây Côn Lĩnh, cóđộ cao trung bình trên 2000 m so với mực nước biển, với diện tích 629,42 km², gồm 25xã, thị trấn, là nơi chung sống của 12 dân tộc. Do địa hình và khí hậu đa dạng đã hìnhthành nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau với thảm thực vật phong phú, trong đó có nguồntài nguyên cây thuốc. Cho đến nay, mặc dù đã có một số nghiên cứu đề cập đến một sốloài thực vật làm thuốc ở nơi đây, nhưng nguồn tài nguyên cây thuốc của huyện Hoàng SuPhì chưa được điều tra, đánh giá một cách có hệ thống; việc khai thác quá mức dẫn đếnmột số loài cây thuốc quý có nguy cơ tuyệt chủng hoặc còn rất ít. Chính vì vậy, chúng tôiđã tiến hành nghiên cứu đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc nơi đây, nhằm góp phầncung cấp cơ sở dữ liệu phục vụ công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên câythuốc ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài thực vật được sử dụng làm thuốc tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.2.2. Phương pháp nghiên cứu Để xây dựng danh lục các loài, chúng tôi sử dụng phương pháp của Gary J. Martin(2002) và Nguyễn Nghĩa Thìn (2007); định loại các loài theo Phạm Hoàng Hộ (1999-1Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 23Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam4Trường THPT Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang*Email: bochunghg@gmail.com142 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM2003); chỉnh lý danh pháp và sắp xếp các loài theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam(2001, 2003, 2005), web chuyên khảo https://www.tropicos.org/home vàhttp://www.theplantlist.org; phân tích phổ dạng sống theo Raunkiaer (1934); phổ yếu tốđịa lý theo Lê Trần Chấn (1999).3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1. Đa dạng về phân loại Qua nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được các loài thực vật được sử dụng làmthuốc ở huyện Hoàng Su Phì gồm 567 loài, thuộc 144 họ, 5 ngành: Thông đất(Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông(Pinophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) (Bảng 1). Bảng 1. Số lượng cây thuốc trong các ngànhNgành/Lớp Số họ Số chi Số loài Số lượng % Số lượng % Số lượng %LYCOPODIOPHYTA 2 1,38 3 0,77 4 0,71EQUISETOPHYTA 1 0,69 1 0,26 2 0,35POLYPODIOPHYTA 11 7,65 14 3,57 17 3,02PINOPHYTA 6 4,17 8 2,04 12 2,35MAGNOLIOPHYTA 124 86,11 366 93,36 527 93,77Magnoliopsida 98 79,03 303 82,78 438 83,11Liliopsida 26 20,97 63 17,22 89 16,89Tổng số 144 100 392 100 567 100 Như vậy, số lượng cây thuốc phân bố ở các ngành không đồng đều nhau, chủ yếutập trung ở ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), với 124 họ (chiếm 86,11%), 366 chi (chiếm93,36%), 527 loài (chiếm 93,77%). Trong đó, lớp Hai lá mầm chiếm tỷ lệ cao, với 98 họ(chiếm 79,03%), 303 chi (chiếm 82,78%) và 438 loài (chiếm 83,11%). Trong số 144 họ được tìm thấy, 10 họ có số loài nhiều nhất, với 202 loài (chiếm tới34,47% tổng số loài nghiên cứu), kết quả cụ thể tại Bảng 2 và Hình 1. Bảng 2. Các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: