Danh mục

Đa dạng sinh học nấm ăn và nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 812.37 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đa dạng sinh học nấm ăn và nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo trình bày cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học của các loài nấm ăn và nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Phương pháp sử dụng chủ yếu là thu thập mẫu thực địa, bảo quản và xử lý mẫu, định danh loài và xây dựng bảng cơ sở dữ liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng sinh học nấm ăn và nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4 doi: 10.15625/vap.2022.0151 ĐA DẠNG SINH HỌC NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO Lê Thanh Huyền1, Nguyễn Thành Long1, Ngô Minh Hương1, Trịnh Tam Kiệt2 1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 2 Viện Nấm và Công nghệ sinh học *Email: lthuyen@hunre.edu.vn TÓM TẮT Bài báo này trình bày cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học của các loài nấm ăn và nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Phương pháp sử dụng chủ yếu là thu thập mẫu thực địa, bảo quản và xử lý mẫu, định danh loài và xây dựng bảng cơ sở dữ liệu. Tính đến tháng 5/2022, nghiên cứu đã thu được 94 mẫu nấm thuộc 20 chi các loại và đã xác định được 11 mẫu nấm ăn thuộc 6 chi là Auricularia (5 mẫu), Coprinus (2 mẫu), Hymenopellis (1 mẫu), Laetiporus (1 mẫu), Oudemansiella (1 mẫu) và Schizophyllum (1 mẫu); cùng với 20 mẫu nấm nấm dược liệu thuộc 4 chi quý hiếm là Ganoderma (12 mẫu), Trametes (4 mẫu), Phenillus (2 mẫu) và Stereum (2 mẫu). Trong số đó, loài nấm ăn có độ phong phú cao nhất là Auricularia nigricans chiếm 4,25 %, theo sau là 5 loài Auricularia delicat, Laetiporus sulphureus, Hymenopellis aff. radicata, Oudemansiella aff. canarii và Schizophyllum commune cùng chiếm 1,06 %. Đối với nấm dược liệu, loài xuất hiện nhiều nhất là Ganoderma orbiforme với 6 lần xuất hiện (tương ứng với 6,38 %), tiếp theo là Ganoderma lucidum và Stereum ostrea với 2 lần xuất hiện (chiếm 2,12 %). Những loài nấm dược liệu còn lại là Ganoderma applanatum, Pycnoporus cinnabarinus và Pycnoporus sanguineus xuất hiện chỉ 1 lần trong 94 mẫu (chiếm 1,06 %). Nghiên cứu này lần đầu tiên ghi nhận mới 4 loài nấm ăn cùng 6 loài nấm dược liệu cho cơ sở dữ liệu các loài nấm ăn và nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo. Từ khoá: Đa dạng sinh học, nấm ăn, nấm dược liệu, Vườn Quốc gia Tam Đảo. 1. MỞ ĐẦU Theo quan điểm năm giới (Whittaker), cùng với động vật, thực vật, sinh vật tiền nhân và nguyên sinh vật, nấm tạo thành một giới riêng biệt trên hành tinh chúng ta và ngày càng đóng vai trò to lớn, có ý nghĩa trong sự phát triển của con người và sinh vật. Đối với con người, nấm vừa là nguồn thực phẩm, nguồn dược liệu có giá trị to lớn, vừa là đối tượng quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Nhiều loài nấm được sử dụng để làm nguồn dược liệu chữa bệnh, điển hình như nấm Linh chi (Ganoderma) đã được nghiên cứu và áp dụng trong điều trị bệnh ung thư, AIDS và các bệnh viêm nhiễm. Bên cạnh các ý nghĩa về y học, nấm lớn còn đóng vai trò như một nguồn thực phẩm dồi dào và bổ dưỡng cho con người. Nhiều loài nấm có hàm lượng protein, acid amin, chất khoáng và vitamin cao như nấm Mối (Termitomyces albuminosus), nấm Mộc nhĩ (Auricularia polytricha), nấm Rơm (Volvariella volvacea). Theo Himanshi Rathore (2017), trong quả thể của nấm chứa từ 50 - 65 % là carbohydrate, 19 - 35 % là protein và từ 2 - 6 % là hàm lượng chất béo. Trong nấm, các axit béo không no được tìm thấy chiếm ưu thế so với các axit béo no, đặc biệt là axit palmitic, axit oleic và axit linoleic, trong khi tỷ lệ axit béo linolenic rất hạn chế. Nấm giàu vitamin hòa tan trong chất béo cùng với hàm lượng ergosterol được cho là nguồn vitamin D tốt nhất đối với người ăn chay [2]. 221 Lê Thanh Huyền và cs. Vườn Quốc gia Tam Đảo, thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong số những vườn Quốc gia nằm ở phía Bắc Việt Nam có diện tích lớn và sở hữu đa dạng địa hình và các khu hệ sinh thái. Trong tổng diện tích gần 35.000 ha, diện tích rừng chiếm gần 75 % với 26.000 ha, chủ yếu là dạng rừng tự nhiên mưa ẩm thường xanh. Ngoài ra, trong Vườn Quốc gia Tam Đảo cũng tồn tại một số kiểu rừng khác như rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, rừng lùn trên đỉnh núi, rừng tre nứa, rừng phục hồi sau khai thác, rừng trồng, trảng cây bụi, trảng cỏ. Chính sự đa dạng các kiểu rừng đó đã tạo điều kiện môi trường lý tưởng giúp Vườn Quốc gia có mật độ đa dạng sinh học vô cùng cao. Kết quả điều tra bước đầu vào năm 2007 [8] đã thống kê được Tam Đảo có trên 904 loài thực vật thuộc 478 chi, 213 họ với 3 ngành, cùng với 840 loài động vật bao gồm 64 loài thú, 240 loài chim, 75 loài bò sát, 28 loài ếch nhái, 434 loài côn trùng. Tuy vậy, hiện vẫn chưa có nhiều thông tin cụ thể về đa dạng của nấm ăn và nấm dược liệu ở nơi đây. Do đó, việc xây dựng thành công cơ sở dữ liệu nấm lớn nói chung và nấm ăn nói riêng tại Vườn Quốc gia Tam Đảo mang lại ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học cả ở Việt Nam và trên thế giới. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Các mẫu nấm ăn và dược liệu thu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu mẫu Tính đến tháng 5/2022, nghiên cứu đã thực hiện 4 lần thu mẫu với thời gian cụ thể như sau: Bảng 1. Lịch trình thu mẫu nấm Vườn Quốc gia Tam Đảo Lần thu mẫu Thời gian Lần 1 01/ 2022 Lần 2 02 / 2022 Lần 3 03 / 2022 Lần 4 04 / 2022 Ô số 1 Ô số 2 Ô số 3 ...

Tài liệu được xem nhiều: