Đa dạng thành phần loài, thành phần dạng sống và giá trị sử dụng của thực vật ở xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 156.17 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nguồn tài nguyên thực vật rất đa dạng và phong phú, chúng có giá trị về nhiều mặt như: kinh tế, xã hội và cuộc sống con người. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật nói chung và cây có ích nói riêng hiện nay đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng thành phần loài, thành phần dạng sống và giá trị sử dụng của thực vật ở xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thị Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 115 - 120 ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI, THÀNH PHẦN DẠNG SỐNG VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA THỰC VẬT Ở XÃ ĐIỀM MẶC, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Yến*, Nguyễn Thị Diễm Hằng Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nguồn tài nguyên thực vật rất đa dạng và phong phú, chúng có giá trị về nhiều mặt như: kinh tế, xã hội và cuộc sống con người. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật nói chung và cây có ích nói riêng hiện nay đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam. Tiến hành điều tra và đánh giá đa dạng thành phần loài, thành phần dạng sống và giá trị sử dụng của thực vật ở xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; bước đầu chúng tôi thu được 184 loài, 152 chi, 75 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch là: Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta); được chia thành 6 nhóm tài nguyên khác nhau, đó là: Nhóm cây thuốc, nhóm cây ăn được, nhóm cây lấy gỗ, nhóm cây làm cảnh, nhóm cây cho tinh dầu, nhóm cây cho màu nhuộm. Các loài thực vật thu được có các dạng sống khác nhau: Dạng thân thảo với 63 loài, dạng thân bụi với 52 loài, dạng thân gỗ với 37 loài, dạng thân leo với 32 loài. Trong đó, đã phát hiện được 9 loài thực vật quý hiếm thuộc diện cần bảo tồn. Từ khóa: Bảo tồn, dạng sống, đa dạng, Điềm Mặc, giá trị sử dụng, thành phần loài, thực vật quý. MỞ ĐẦU* Điềm Mặc là một xã miền núi nằm phía Tây của huyện Định Hóa với tổng diện tích địa giới hành chính là 17,27 km2, trong đó có 1.748 ha đất tự nhiên. Xã Điềm Mặc nằm trong vùng núi đất thấp, có độ cao trung bình trên 50m, độ thoải lớn, hướng địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Xen giữa các dãy đồi, núi đất thấp là rừng già và những cánh đồng tương đối rộng, phì nhiêu. Chịu tác động của khí hậu nhiệt đới, với hai mùa khô và mưa rõ rệt, độ ẩm cao, trung bình từ 80% trở lên; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,80C; vì vậy mà xã Điềm Mặc có hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Sinh sống trên địa bàn xã hiện nay có 1.172 hộ với 4 dân tộc anh em: Tày, Dao, Sán Chí, Kinh. Trong đó, người Tày là dân tộc đông nhất và có mặt sớm nhất, trở thành cư dân bản địa. Nguồn sống chính của cộng đồng dân cư ở đây là sản xuất nông lâm nghiệp như nghề trồng lúa nước, nuôi trồng và chế biến chè. Đặc biệt chú trọng phát triển cây công nghiệp và khai thác nguồn tài nguyên rừng. * Tel: 0913 868 546; Email: nguyenthiyentn2010@gmail.com Để góp phần đánh giá về giá trị sử dụng nguồn tài nguyên cây có ích ở xã Điềm Mặc làm cơ sở cho công tác quản lý và bảo tồn, chúng tôi đã tiến hành điều tra và phân loại các nhóm thực vật ở nơi đây. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu là các loài thực vật có ích được bà con dân tộc sinh sống ở xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa sử dụng. - Phương pháp nghiên cứu: + Phỏng vấn người dân nơi đây về những kinh nghiệm và cách sử dụng các loài thực vật có ích tại địa phương. + Thu mẫu và xử lý mẫu theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn [5]. + Phân loại và xác định tên khoa học theo tài liệu: Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999-2000) [3], Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (1996) [1], Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001-2005) [8]. + Phân loại nguồn tài nguyên cây có ích theo tài liệu: 1900 loài cây có ích ở Việt Nam của Trần Đình Lý (1993) [4]. 115 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguyễn Thị Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ + Phân loại dạng sống theo phương pháp của Hoàng Chung [2]. + Xác định các loài thực vật quý hiếm theo tài liệu: Nghị định 32/2006/CP – NĐ về nghiêm cấm, hạn chế khai thác và sử dụng các loài động thực vật hoang dã [7], Sách đỏ Việt Nam (phần II. Thực vật) [6]. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Đa dạng các taxon thực vật ở xã Điềm Mặc Kết quả bước đầu đã thống kê được 184 loài, 152 chi, 75 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch: Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta) được trình bày ở bảng 1. Qua kết quả bước đầu nghiên cứu, trong 5 ngành thực vật bậc cao thì ngành Mộc lan (Magnoliophyta) là ngành phong phú nhất với 178 loài (chiếm 96,74%), 146 chi (chiếm 95,05%), 69 họ (chiếm 92,00%). Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 3 loài (chiếm 1,63%), 3 chi (chiếm 1,97%), 3 họ (chiếm 4,00%). Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Thông đất (Lycopodiophyta) và ngành Thông (Pinophyta), mỗi ngành có 1 loài (chiếm 0,54%), 1 chi (chiếm 0,66%), 1 họ (chiếm 1,33%). 107(07): 115 - 120 Trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta) gồm 2 lớp: Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có 142 loài (chiếm 77,17%), 114 chi (chiếm 75,00%), 52 họ (chiếm 69,33%) và lớp H ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng thành phần loài, thành phần dạng sống và giá trị sử dụng của thực vật ở xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thị Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 115 - 120 ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI, THÀNH PHẦN DẠNG SỐNG VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA THỰC VẬT Ở XÃ ĐIỀM MẶC, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Yến*, Nguyễn Thị Diễm Hằng Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nguồn tài nguyên thực vật rất đa dạng và phong phú, chúng có giá trị về nhiều mặt như: kinh tế, xã hội và cuộc sống con người. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật nói chung và cây có ích nói riêng hiện nay đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam. Tiến hành điều tra và đánh giá đa dạng thành phần loài, thành phần dạng sống và giá trị sử dụng của thực vật ở xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; bước đầu chúng tôi thu được 184 loài, 152 chi, 75 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch là: Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta); được chia thành 6 nhóm tài nguyên khác nhau, đó là: Nhóm cây thuốc, nhóm cây ăn được, nhóm cây lấy gỗ, nhóm cây làm cảnh, nhóm cây cho tinh dầu, nhóm cây cho màu nhuộm. Các loài thực vật thu được có các dạng sống khác nhau: Dạng thân thảo với 63 loài, dạng thân bụi với 52 loài, dạng thân gỗ với 37 loài, dạng thân leo với 32 loài. Trong đó, đã phát hiện được 9 loài thực vật quý hiếm thuộc diện cần bảo tồn. Từ khóa: Bảo tồn, dạng sống, đa dạng, Điềm Mặc, giá trị sử dụng, thành phần loài, thực vật quý. MỞ ĐẦU* Điềm Mặc là một xã miền núi nằm phía Tây của huyện Định Hóa với tổng diện tích địa giới hành chính là 17,27 km2, trong đó có 1.748 ha đất tự nhiên. Xã Điềm Mặc nằm trong vùng núi đất thấp, có độ cao trung bình trên 50m, độ thoải lớn, hướng địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Xen giữa các dãy đồi, núi đất thấp là rừng già và những cánh đồng tương đối rộng, phì nhiêu. Chịu tác động của khí hậu nhiệt đới, với hai mùa khô và mưa rõ rệt, độ ẩm cao, trung bình từ 80% trở lên; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,80C; vì vậy mà xã Điềm Mặc có hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Sinh sống trên địa bàn xã hiện nay có 1.172 hộ với 4 dân tộc anh em: Tày, Dao, Sán Chí, Kinh. Trong đó, người Tày là dân tộc đông nhất và có mặt sớm nhất, trở thành cư dân bản địa. Nguồn sống chính của cộng đồng dân cư ở đây là sản xuất nông lâm nghiệp như nghề trồng lúa nước, nuôi trồng và chế biến chè. Đặc biệt chú trọng phát triển cây công nghiệp và khai thác nguồn tài nguyên rừng. * Tel: 0913 868 546; Email: nguyenthiyentn2010@gmail.com Để góp phần đánh giá về giá trị sử dụng nguồn tài nguyên cây có ích ở xã Điềm Mặc làm cơ sở cho công tác quản lý và bảo tồn, chúng tôi đã tiến hành điều tra và phân loại các nhóm thực vật ở nơi đây. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu là các loài thực vật có ích được bà con dân tộc sinh sống ở xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa sử dụng. - Phương pháp nghiên cứu: + Phỏng vấn người dân nơi đây về những kinh nghiệm và cách sử dụng các loài thực vật có ích tại địa phương. + Thu mẫu và xử lý mẫu theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn [5]. + Phân loại và xác định tên khoa học theo tài liệu: Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999-2000) [3], Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (1996) [1], Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001-2005) [8]. + Phân loại nguồn tài nguyên cây có ích theo tài liệu: 1900 loài cây có ích ở Việt Nam của Trần Đình Lý (1993) [4]. 115 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguyễn Thị Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ + Phân loại dạng sống theo phương pháp của Hoàng Chung [2]. + Xác định các loài thực vật quý hiếm theo tài liệu: Nghị định 32/2006/CP – NĐ về nghiêm cấm, hạn chế khai thác và sử dụng các loài động thực vật hoang dã [7], Sách đỏ Việt Nam (phần II. Thực vật) [6]. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Đa dạng các taxon thực vật ở xã Điềm Mặc Kết quả bước đầu đã thống kê được 184 loài, 152 chi, 75 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch: Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta) được trình bày ở bảng 1. Qua kết quả bước đầu nghiên cứu, trong 5 ngành thực vật bậc cao thì ngành Mộc lan (Magnoliophyta) là ngành phong phú nhất với 178 loài (chiếm 96,74%), 146 chi (chiếm 95,05%), 69 họ (chiếm 92,00%). Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 3 loài (chiếm 1,63%), 3 chi (chiếm 1,97%), 3 họ (chiếm 4,00%). Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Thông đất (Lycopodiophyta) và ngành Thông (Pinophyta), mỗi ngành có 1 loài (chiếm 0,54%), 1 chi (chiếm 0,66%), 1 họ (chiếm 1,33%). 107(07): 115 - 120 Trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta) gồm 2 lớp: Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có 142 loài (chiếm 77,17%), 114 chi (chiếm 75,00%), 52 họ (chiếm 69,33%) và lớp H ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đa dạng thành phần loài Thành phần loài Thành phần dạng sống Tỉnh Thái Nguyên Nguồn tài nguyên thực vậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Quyết định số 54/2012/QĐ-UBND
5 trang 77 0 0 -
Thực trạng quản lý rừng tại huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
7 trang 29 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên
27 trang 28 0 0 -
Đa dạng nguồn cây dược liệu khu di tích K9 - Đá Chông và vùng phụ cận
12 trang 24 0 0 -
Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Phổ Yên – Thái Nguyên
7 trang 22 0 0 -
80 trang 21 0 0
-
Tục thờ cúng tổ tiên của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
7 trang 20 0 0 -
Nghị quyết số 21/2012/NQ-HĐND
6 trang 20 0 0 -
Ghi nhận mới về lưỡng cư ở khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
8 trang 19 0 0 -
Quyết định số 45/2012/QĐ-UBND
54 trang 18 0 0