Danh mục

Đa dạng thành phần loài thực vật bậc cao có mạch tại vùng Đông Nam, vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 547.29 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài thực vật bậc cao có mạch ở vùng Đông Nam Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng thành phần loài thực vật bậc cao có mạch tại vùng Đông Nam, vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH TẠI VÙNG ĐÔNG NAM, VƢỜN QUỐC GIA BẾN EN, TỈNH THANH HÓA Nguyễn Văn Thao1, Trần Minh Hợi2,3 1 Trường THPT Hậu Lộc 3 2 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3 Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Một trong những nhiệm vụ của Vườn Quốc gia (VQG) Bến En như trong Quyết định số 33 ngày 27 tháng 01 năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), là bảo tồn thiên nhiên các hệ sinh thái phục hồi, các loài động thực vật, nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch, cải thiện và ổn định đời sống nhân dân vùng đệm. Đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân cùng tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Như vậy việc nghiên cứu, điều tra để đánh giá đa dạng sinh vật nói chung và thực vật nói riêng có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học lẫn thực tiễn nhằm cung cấp những dẫn liệu mới và cơ bản, cũng như đầy đủ nhất để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược trong các chương trình quy hoạch, quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng của VQG Bến En ở các cấp quản lý theo như nhiệm vụ đề ra. Để có cơ sở khoa học cho việc bảo tồn có hiệu quả, nhất thiết phải điều tra, thu thập, thống kê và phát hiện được tất cả các loài thực vật hiện có ở vùng Đông Nam VQG Bến En. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài thực vật bậc cao có mạch ở vùng Đông Nam Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa”. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp kế thừa Kế thừa các tài liệu về khí tượng, thuỷ văn, địa hình, hiện trạng rừng, hệ thực vật, các kết quả điều tra sơ bộ của một số tổ chức, đơn vị tại Vườn Quốc gia Bến En nói chung và tại vùng Đông Nam, VQG Bến En nói riêng. 2. Phương pháp điều tra thực địa Theo “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007): Thu mẫu ngoài thực địa (tiêu chuẩn mẫu thu, các thông tin ghi etiket về mẫu thu, xử lý sơ bộ mẫu tại thực địa, chụp ảnh mẫu,…). 3. Phương pháp xử lý, định loại, sắp xếp mẫu trong phòng thí nghiệm Ép mẫu; sấy mẫu; định loại các họ thực vật ở Việt Nam theo “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” của Nguyễn Tiến Bân (1997) và Phạm Hoàng Hộ (1999-2003); theo phân loại mẫu theo họ và chi, tên đầy đủ của loài cùng các thông tin liên quan theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập 1/2001, tập 2/2003, tập 3/2005). 4. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá - Lập Danh lục thực vật: Danh lục được sắp xếp như sau: ngành xếp theo thứ tự tiến hoá từ thấp lên cao. Trong mỗi ngành, tên khoa học các họ được xếp theo vần alphabet, riêng trong ngành Ngọc lan thì các họ được xếp thành 2 lớp, lớp Ngọc lan xếp trước, lớp Hành xếp sau, các 929. TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN họ trong mỗi lớp cũng được xếp theo vần alphabet tên khoa học. Bảng Danh lục có tên khoa học, tên Việt Nam cùng các thông tin về phổ dạng sống, công dụng, mức độ bị đe doạ,… - Đánh giá đa dạng các bậc taxon: Sau khi đã có thống kê số loài, chi, họ theo từng ngành thực vật và theo từng lớp đối với ngành Ngọc lan, thì tiến hành thống kê và đánh giá: i/ Đánh giá đa dạng họ, chi, loài của các ngành; ii/ Đánh giá đa dạng chi, loài của các họ: Thống kê 10 họ đa dạng nhất (số loài, chi trong từng họ); iii/ Đánh giá đa dạng loài của các chi: Thống kê các chi có nhiều loài nhất. - Đánh giá nguồn gen bị đe dọa theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2012) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP. II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Đa dạng hệ thực vật ở bậc ngành 1.1. Mức độ đa dạng ngành - Đa dạng bậc ngành: Hệ thực vật của vùng Đông Nam, VQG Bến En đã ghi nhận được 564 loài, thuộc 449 chi, 130 họ trong 3 ngành Thực vật bậc cao có mạch. Sự phân bố các taxon trong mỗi ngành được thể hiện trong bảng 1 sau đây. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: