Danh mục

Đa hồng cầu trên bệnh nhân sau ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 287.95 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết xác định tỉ lệ mắc đa hồng cầu và hiệu quả của thuốc ức chế men chuyển (ACEI) và ức chế thụ thể AT1 trên bệnh nhân sau ghép thận tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa hồng cầu trên bệnh nhân sau ghép thận tại Bệnh viện Chợ RẫyY Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học ĐA HỒNG CẦU TRÊN BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Hoàng Khắc Chuẩn*, Thái Minh Sâm*TÓM TẮT Mở đầu: Đa hồng cầu là biến chứng thường gặp trên bệnh nhân sau ghép thận, có thể có liên quan đến tìnhtrạng tăng huyết áp và thuyên tắc, được xác định khi hematocrit ≥ 51% hoặc Hemoglobin ≥ 160 g/L hoặc cả hai. Mục tiêu: xác định tỉ lệ mắc đa hồng cầu và hiệu quả của thuốc ức chế men chuyển (ACEI) và ức chế thụ thểAT1 trên bệnh nhân sau ghép thận tại bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang, mô tả, được tiến hành trên 550 bệnh nhântừ 01/01/2004 đến 31/01/2015 tại phòng khám Ghép thận, bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: tỉ lệ mắc đa hồng cầu trên bệnh nhân sau ghép thận tại bệnh viện Chợ Rẫy 9,63% (53/550) (5 nữ(9%), 48 nam (91%)) với thời gian khởi phát trung bình sau ghép: 16,3 tháng (2,8 đến 67,4 tháng). Bệnh nhânđược điều trị với ACEI và ức chế thụ thể AT1 có các giá trị trung bình của hồng cầu (HC), hemoglobin (Hb) vàhematocrit (Hct) trước can thiệp lần lượt là: 6,08.106/mm3, 172,8 g/L, 54,5%; sau can thiệp, các giá trị trên lầnlượt là: 5,4.106/mm3, 149,8 g/L, 47,4% với thời gian điều trị 9,35 tuần (có hiệu quả sớm nhất sau 1,3 tuần (9ngày) và chậm nhất 23,6 tuần). Kết luận: Đa hồng cầu sau ghép thận là một hiện tượng lành tính, xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ, thườngxảy ra sớm trong vòng 1 – 2 năm đầu sau ghép, có thể điều trị hiệu quả với thuốc ACEI và ức chế AT1. Từ khóa: đa hồng cầu, ghép thận, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể.ABSTRACT ERYTHROCYTOSIS AFTER RENAL TRANSPLANTATION AT CHO RAY HOSPITAL. Hoang Khac Chuan, Thai Minh Sam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 1 - 2016: 11 - 16 Introduction: Erythrocytosis, a common complication after kidney transplantation associated withhypertention and thrombosis, is considered when hematocrit level equal to or greater than 51%, or a hemoglobinlevel equal to or greater than 16o g/L, or both, without other causes. Objective: to sudy the prevalence of erythrocytosis after kidney transplantationat Cho Ray hospital as wellas the efficacy of treatment with angiotensin converting enzyme inhibitors (ACEI) and angiotensin (AT) receptorantagonists. Methods: a cross-sectional descriptive study on 550 patients after kidney transplantation evaluated fromJanuary 2004 to January 2015 at Cho Ray hospital. Results: The prevalence of post-transplant erythrocytosis (PTE) at Cho Ray hospital was 9.63% (5 female (9%),48 male (91%)), appeared at an average of 16.3 months (range, 2.8-67.4 months) after transplant. Before treatment,mean red blood cell count (RBC), hemoglobin (Hb) and hematocrit (Hct) were: 6.08.106/mm3, 172.8 g/L, 54.5%,respectively. These patients underwent ACEI and AT receptor antagonists therapy in the average time of 9.35weeks to decrease these erythrocyte indices to normal values (Hct

Tài liệu được xem nhiều: