ĐÀ LẠT NĂM XƯA Đà Lạt trên bước đường xây dựngà Lạt đã được chọn làm nơi nghỉ dưỡng nhưng khó khăn về đường sá lên cao nguyên gần như không thể nào vượt được. Một thời gian sau, hai con đường dẫn đến Đà Lạt là Phan Thiết - Djiring, Phan Rang - Đrăn được hình thành tuy ngoằn ngoèo uốn khúc nhưng cũng giúp cho ô tô lên được cao nguyên Lang Bi-an. Toàn quyền Albert Sarraut (An-be Xa-rô) chỉ thị phải hoàn thành trước cuối năm 1914 các công trình sau: 1. Đường từ Phan Thiết lên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÀ LẠT NĂM XƯA - Đà Lạt trên bước đường xây dựng ĐÀ LẠT NĂM XƯA Đà Lạt trên bước đường xây dựngà Lạt đã được chọn làm nơi nghỉ dưỡng nhưng khó khăn về đường sá lên caonguyên gần như không thể nào vượt được. Một thời gian sau, hai con đường dẫnđến Đà Lạt là Phan Thiết - Djiring, Phan Rang - Đrăn được hình thành tuy ngoằnngoèo uốn khúc nhưng cũng giúp cho ô tô lên được cao nguyên Lang Bi-an.Toàn quyền Albert Sarraut (An-be Xa-rô) chỉ thị phải hoàn thành trước cuối năm1914 các công trình sau:1. Đường từ Phan Thiết lên Djiring nối liền Đà Lạt với bờ biển phải có chiều rộngbình thường; nâng cấp nhà gỗ với mái hiên rộng (bungalow) ở Djiring và thành lậphãng vận chuyển công cộng bằng ô tô;2. Cải tiến dần đường Djiring - Đà Lạt và Đà Lạt - Đá Bàn;3. Đặt đường sắt giữa Tháp Chàm và Sài Gòn và đưa vào khai thác. [48, 62; 49,494]Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất b ùng nổ đã gây khó khăn cho ngườiÂu trở về quê hương nghỉ phép hằng năm. Họ muốn đến nghỉ d ưỡng ở Đà Lạt,một vùng có khí hậu trong lành gợi nhớ đến hình ảnh của cố hương: những đỉnhnúi tròn của dãy Vosges (Vốtx-giơ), những đỉnh núi cao của dãy Pyrénées (Py-rê-nê), thác nước và rừng thông của vùng Alpes (An-pơ) và miền Trung nước Pháp..Tháng 11-1915, Toàn quyền Roume (Ru-mơ) quyết định đánh thức Đà Lạt dậy saumột giấc ngủ dài. Hoàn cảnh đã thuận tiện. Hệ thống đường sá phát triển mạnh chophép lên Lang Bi-an dễ dàng hơn.Ngày 6-1-1916, tỉnh Lang Bi-an được thành lập bao gồm vùng đất thuộc tỉnh LâmĐồng và phần đất rừng thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, BìnhPhước ngày nay. [44, 89 - 90]Ngày 18 tháng 3 năm Duy Tân thứ 10 (20-4-1916), Hội đồng Nhiếp chính triềuđình Huế thông báo Dụ thành lập thị trấn Đà Lạt. [67, 489 - 490]Ngày 30-5-1916, Khâm sứ J.E.Charles (Sạc-lơ) ký Nghị định thành lập thị trấn ĐàLạt.Năm 1916, Toàn quyền Roume quyết định xây dựng một khách sạn lớn ở Đ à Lạt.Các viên toàn quyền kế tiếp cấp kinh phí, mở mang đường sá.Số nhà gỗ tăng lên rất nhanh. Được đà vươn lên, Đà Lạt phát triển một cách đềuđặn. Nhà máy điện đầu tiên thành lập năm 1918 cung cấp điện cho trung tâmthành phố.Năm 1919, Labbé (Láp-bê) - kỹ sư công chánh - xây dựng hồ nước trên dòng suốiCam Ly.Ngày 31-10-1920, Toàn quyền Long ra Nghị định thực hiện Dụ ngày 11-10-1920của Triều đình Huế tách cao nguyên Lang Bi-an và vùng đất phụ thuộc tỉnh LangBi-an, thành lập khu tự trị (circonscription autonome) trên cao nguyên Lang Bi-an.Phần đất còn lại của tỉnh Lang Bi-an mang tên tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặtở Djiring. Trong khi chờ đợi xây dựng các cơ sở cần thiết ở Djiring, công sứ tỉnhĐồng Nai Thượng đặt trụ sở ở Đà Lạt.Cùng ngày, Toàn quyền Long ra một nghị định khác ấn định khu tự trị trên caonguyên Lang Bi-an tạo thành đất đai của thị xã Đà Lạt (commune de Dalat). Thịxã Đà Lạt là thị xã loại hai. Thị xã Đà Lạt gồm có vùng nội ô và ngoại ô. Vùngngoại ô gồm làng mạc và đất đai nằm trên cao nguyên Lang Bi-an. [68, 910- 911]Cùng ngày 31-10-1920, Toàn quyền Long ra Nghị định thành lập Sở Nghỉ dưỡngLang Bian và Du lịch Nam Trung Kỳ. Nghị định nêu rõ:“Giám đốc Sở Nghỉ dưỡng Lang Bian và Du lịch Nam Trung Kỳ là Đại biểu củaToàn quyền Đông Dương ở Đà Lạt và kiêm nhiệm chức vụ Thị trưởng Đà Lạt.Đại biểu chịu trách nhiệm tổ chức khu tự trị trên cao nguyên Lang Bian và vùngphụ cận, đặc biệt là xây dựng nơi này thành một nơi nghỉ dưỡng và một trung tâmdu lịch hấp dẫn. Giám đốc có sứ mạng góp phần tôn tạo cảnh quan v à tài nguyêndu lịch ở Nam Trung Kỳ, cũng như các bãi tắm có thể được thiết lập.Đại biểu quản lý và kiểm tra các công trình xây dựng từ ngân sách của khu tự trịLang Bian; có quyền hạn của một viên chức hành chính địa phương về các côngtrình thực hiện từ ngân sách, kể cả công trình xây dựng đường lên cao nguyênLang Bian từ biên giới Nam Kỳ và Tháp Chàm (Tour - Cham).Ông phải được tham khảo ý kiến về các điều kiện hoạt động, thời gian biểu và giácả các dịch vụ vận tải đ ường bộ, đường sông và đường biển lên Lang Bian và đềnghị, nếu cần thiết, những sự thay đổi và cải tiến các dịch vụ.Ông được quyền sử dụng b ưu chính và viễn thông trong những điều kiện đã đượcquy định dành cho khâm sứ ghi trong bảng C và D của Nghị định ngày 17-4-1916,cũng như các công sứ, trưởng trạm hành chính và cảnh binh của tỉnh Đồng NaiThượng, Khánh Hoà và Bình Thuận, hội đồng kỹ thuật công chánh và nhà ở dândụng, nhân viên đường sắt tuyến đường Sài Gòn - Khánh Hoà và Đà Lạt, nhânviên và giám đốc các sở dưới quyền.Công sứ ở Djiring, Phan Thiết và Nha Trang hợp tác với Đại biểu.Một kỹ sư trưởng hay một kỹ sư, một kiến trúc sư hay một thanh tra chính haythanh tra nhà ở dân dụng, do Tổng Thanh tra Công chính chỉ định với sự thoảthuận của Đại biểu Toàn quyền Đông Dương ở Đà Lạt, có nhiệm vụ nghiên cứuvà theo dõi tất cả các vấn đề đòi hỏi thẩm quyền kỹ thuật đặc biệt và các vấn đềmà Đại biểu xét thấy cần thiết”.Đường Phan Rang - Đà Lạt qua đèo Ngoạn Mụ ...