Danh mục

Đặc điểm bệnh lý bệnh teo đường mật được phẫu thuật Kasai tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ năm 2011 đến 2015

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 288.51 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xác định các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, diễn tiến sau phẫu thuật, kết quả phẫu thuật của bệnh nhân teo đường mật (TĐM) được phẫu thuật Kasai từ năm 2011 - 2015 tại bệnh viện Nhi đồng 1.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm bệnh lý bệnh teo đường mật được phẫu thuật Kasai tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ năm 2011 đến 2015Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ BỆNH TEO ĐƯỜNG MẬT ĐƯỢC PHẪU THUẬT KASAI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ NĂM 2011 ĐẾN 2015 Huỳnh Thị Nga*, Hoàng Lê Phúc**, Dương Công Lộc**, Nguyễn Anh Tuấn*TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, diễn tiến sau phẫu thuật, kết quả phẫuthuật của bệnh nhân teo đường mật (TĐM) được phẫu thuật Kasai từ năm 2011 - 2015 tại bệnh viện Nhi đồng 1. Phương pháp: hồi cứu kết hợp tiến cứu, mô tả loạt ca. Bệnh nhân: Tất cả các bệnh nhân TĐM được phẫu thuật Kasai tại bệnh viện Nhi đồng 1 từ ngày01/01/2011 - 31/01/2015. Kết quả: Có 91 bệnh nhân. Nữ nhiều hơn nam (tỷ lệ nữ/nam: 1,84/1), trung vị thời điểm phát hiện vàng dalà 7 (0 – 51) ngày tuổi, thời điểm thay đổi sang màu phân bất thường là 2 (0 – 73) ngày tuổi, trung vị tuổi nhậpviện: 65 (8 - 187) ngày tuổi, trung vị tuổi phẫu thuật Kasai: 77 (24 – 201) ngày tuổi. Có 75,8% BN được phẫuthuật sau 60 ngày tuổi và 20,9% sau 90 ngày tuổi. TĐM loại III chiếm đa số (96,7%). Các chỉ số: bilirubin,SGOT, SGPT, ALP và GGT máu tăng; tất cả BN có bilirubin trực tiếp máu > 2 mg/dL; có 68,5% bệnh nhân ALP> 500 U/L và 84,3% có GGT > 250 U/L. Các tác nhân gây viêm gan (VG) đi kèm với bệnh như nhiễm CMV(46,4%) hay VG B (11,9%) hay nhiễm CMV + VG B (8,3%) hay virus VG A (5%) hay virus VG C (1,9%). Hìnhảnh siêu âm: bất thường túi mật (68,1%); dấu hiệu dây chằng tam giác (+) ở 28,6% bệnh nhân. Hình ảnh giảiphẫu bệnh đặc trưng là tăng sinh ống mật, nút mật và không có hiện tượng tạo máu ngoài tủy. Sau phẫu thuật 3– 6 tháng, có 70 – 80% bệnh nhân giảm vàng da, màu phân và nước tiểu trở về bình thường. Các biến chứng sauphẫu thuật: nhiễm trùng đường mật (54,5%); suy dinh dưỡng (43,6%) và tăng áp cửa (32,7%); các biến chứngnày xảy ra ở nhóm phẫu thuật thất bại cao hơn nhóm thành công. Tỷ lệ phẫu thuật thành công: 23,9%. Tỷ lệ tửvong: 21,6%. Kết luận: Tỷ lệ phẫu thuật thành công thấp. Bệnh nhân phẫu thuật Kasai thất bại có tỷ lệ các biến chứng:nhiễm trùng đường mật, suy dinh dưỡng, tăng áp cửa cao trong vòng 6 tháng đầu sau phẫu thuật. Từ khóa: Teo đường mật, phẫu thuật Kasai.ABSTRACT THE CHARACTERISTICS OF BILIARY ATRESIA DISEASE WITH KASAI OPERATION AT CHILDREN’S HOSPITAL 1 Huynh Thi Nga, Hoang Le Phuc, Duong Cong Loc, Nguyen Anh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 1 - 2016: 107- 112 Objectives: To investigate the epidemiological, clinical and laboratory features of biliary atresia patients andand the result of kasai operation at Children Hospital N0 1. Method: case series. Patients: All of biliary atresia patients were conducted the Kasai operation during Jan 2011 and Jan 2015 atthe Children’s Hospital No.1. Result: There were 91 patients, in which female composed of 64.8%. Median age of noticing jaundice: 7 days * Đại học Y dược TP HCM ** Bệnh Viện Nhi Đồng 1, TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Huỳnh Thị Nga ĐT: 0944 782 156 Email: huynhthinga88@yahoo.com.vnNhi Khoa 107Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 1 * 2016(0-51), median age of referral: 65 days (8-187) and median age at Kasai operation: 77 days (24-201). The age of thepatients at surgery 75.8% after 60 days and 20.9% after 90 days. Type III of biliary atresia was 96.7% .Regarding laboratory features: bilirubin, SGOT, SGPT, GGT and ALP were increased. There were 46.4% ofpatients has CMV infection. In ultrasonography: 68.1% of patients has abnormal gallbladder and 28.6% hastriangular cord sign present. In pathological feature of liver: the valuable positive diagnostic features of biliaryatresia are ductular proliferation, duct proliferation and bile plug; The valuable negative diagnostic features waslack of extramedullary hematopoiesis. The complications after Kasai operation were cholangitis (54.5%), malnutrition (43.6%), and portalhypertension (32.7%), these complications was high in the unsuccessful surgery patients. Successful surgery ratewas 23.9%. The rate of successful surgery rate in those patients who had surgery after 90 day of age were lowerthan that of patients surgery before 90 day of age (9.1% and 28.6%, respectively). The mortality rate was 21.6%. Conclusions: The rate of successful Kasai operation was not high. Almost the patients have late undergoneoperation. The unsuccessful surgery patients have high rate of complications such as cholangitis, malnutrion andportal hypertension ...

Tài liệu được xem nhiều: