Danh mục

Đặc điểm của dạy học theo dự án

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.31 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đặc điểm của dạy học theo dự án trình bày: Khái niệm “dự án” đã đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một phương pháp, hình thức dạy học hay mô hình dạy học,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm của dạy học theo dự ánĐẶC ĐIỂM CỦA DẠY HỌC THEO DỰ ÁNPHAN ĐỒNG CHÂU THỦYTrường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí MinhTóm tắt: Khái niệm “dự án” đã đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vựcgiáo dục không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn đượcsử dụng như một phương pháp, hình thức dạy học hay mô hình dạy học. Lýthuyết về Dạy học theo dự án (DHTDA) được xây dựng dựa trên nền tảngkiến thức về dự án nói chung và cơ sở khoa học giáo dục. Vì vậy, vấn đề đặtra là một dự án được dùng trong dạy học cần có những đặc điểm nào. Bàiviết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ các đặc điểm của DHTDA với hy vọng gópphần giúp các thầy cô thực hiện DHTDA có hiệu quả.1. GIỚI THIỆUDạy học theo dự án là một phương pháp dạy học dựa trên dự án và lấy học sinh làmtrung tâm. Các dự án được xây dựng mang tính thách thức nhưng đầy hấp dẫn liên quanđến nội dung bài học và những vấn đề thực tế - những loại vấn đề học sinh có thể gặptrong cuộc sống hàng ngày. Học sinh làm việc theo nhóm và có sự đóng vai để giảiquyết vấn đề, ra quyết định hoặc thực hiện điều tra mô phỏng các hoạt động có thậttrong xã hội. Qua đó, người học có cơ hội làm việc tương đối chủ động trong mộtkhoảng thời gian nhất định. Thông thường, học sinh sẽ được làm việc với các chuyêngia và những thành viên trong cộng đồng để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn, hiểu sâunội dung bài học hơn. Kết quả của việc thực hiện dự án là các sản phẩm thực tế hoặccác bài thuyết trình có thể trình bày và giới thiệu. Trong quá trình thực hiện dự án, giáoviên có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh có định hướng tốttrong học tập, tạo ra những sản phẩm đáp ứng được các mục tiêu bài học và hình thànhnhững kỹ năng thế kỉ 21 (kỹ năng sáng tạo và đổi mới, tư duy độc lập và giải quyết vấnđề, giao tiếp và cộng tác, các kỹ năng thông tin, truyền thông và công nghệ, kỹ năng đờisống và nghề nghiệp: linh hoạt, thích ứng, chủ động, tự định hướng, lãnh đạo…), kỹnăng tư duy bậc cao. Vai trò của giáo viên chỉ là hướng dẫn, tư vấn chứ không phải làchỉ đạo, quản lý, công việc của học sinh.Ở Việt Nam, từ rất lâu, các hình thức dạy học tương tự DHTDA đã được sử dụng, ví dụnhư thực hiện đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp ở các trường kỹ thuật, kiến trúc; làm tiểuluận, khóa luận tốt nghiệp ở các trường đại học và cao đẳng… nhiều trường phổ thôngđã thực hiện các dự án trồng cây, dự án phát triển vườn trường…, liệu đây có phải lànhững hình thức DHTDA?Tretten và Zachariou (1997) đã trình bày trong báo cáo nghiên cứu của họ về DHTDAnhư sau: Trong các phòng học đa phương tiện, sự đa dạng của việc thực hiện các dự ánlàm chúng ta khó đánh giá đâu là DHTDA và đâu không phải là DHTDA [5].Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 03(19)/2011: tr. 132-137ĐẶC ĐIỂM CỦA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN133Sự có mặt hay không có mặt của những đặc điểm nào để cho việc thực hiện một dự ánnào đó trong nhà trường có thể xem xét là DHTDA?2. ĐẶC ĐIỂM CỦA DHTDATheo Thomas (2000), DHTDA có năm đặc điểm sau:- Dự án phải tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩnhọc tập.Theo đặc điểm này thì dự án phải có mục tiêu rõ ràng và gắn với chuẩn học tập hay nóicách khác mục tiêu dự án phải bám sát nội dung chương trình học. Trong một số trườnghợp, dự án được thực hiện sau dạy học truyền thống để lấy ví dụ cho kiến thức đã họchoặc thực hành, ứng dụng các lý thuyết giảng dạy ban đầu. Theo Thomas, các cách thứcthực hiện dự án này không được coi là DHTDA. Hoặc một số dự án được xây dựngnhằm giúp học sinh tìm hiểu thêm những kiến thức ngoài bài học cũng không được xemlà các ví dụ về DHTDA [4].Để làm rõ vấn đề trên, tôi xin lấy một vài ví dụ sau:Ví dụ 1: Trong bài Hợp kim của sắt chương trình Hóa học lớp 12 nâng cao, để dạy phầnSản xuất thép, giáo viên cùng học sinh xây dựng dự án sau: “Giá sắt, thép đang tăngtrong khi nhu cầu xây dựng trong nước ngày càng nhiều, công ty đầu tư và kinh doanhthép Nhân Luật đang muốn tìm đối tác làm ăn - nhà máy sản xuất thép có chất lượng,sản lượng lớn, giá thành phải chăng để đầu tư. Đóng vai là nhân viên Phòng Kỹ thuậtcủa nhà máy sản xuất thép “ABC” (tên nhà máy do nhóm tự chọn), hãy thiết kế bài trìnhdiễn giới thiệu về cơ sở vật chất của nhà máy, các phương pháp luyện thép hiện đại nhàmáy đang sử dụng, quy trình, công nghệ sản xuất thép chất lượng nhằm thuyết phụccông ty Nhân Luật đầu tư và hợp tác kinh doanh với nhà máy.”Ví dụ 2: Sau khi dạy xong phần ozon trong bài Ozon và hiđro peroxit, chương trình lớp10 nâng cao bằng phương pháp truyền thống, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện dựán sau: “Ozon có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Đóng vai là nhânviên của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thiết kế các tờ rơi về ứng dụng và vai trò củaozon trong cuộc sống để kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ tầng ozon”.Ví dụ 3: Sau khi dạy bài Vật liệu polime chương trình lớp 12 nâng cao bằng phươngpháp truyền thống, giáo v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: