Đặc điểm của điển cố trong thơ bang giao Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 274.33 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việc sử dụng điển cố tạo ra tính hàm súc khiến cho câu văn, câu thơ “đậm đà lí thú” bởi trường liên tưởng và ý nghĩa biểu tượng mà tích cũ, chuyện xưa gợi ra. Trong thơ bang giao Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, đặc điểm sáng tác này xuất hiện qua số lượng, phạm vi, xuất xứ của điển cố và nội dung ý nghĩa, phương thức sử dụng điển cố của tác giả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm của điển cố trong thơ bang giao Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 41 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐIỂN CỐ TRONG THƠ BANG GIAO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIV Trần Thị The1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Việc sử dụng điển cố tạo ra tính hàm súc khiến cho câu văn, câu thơ “đậm đà lí thú” bởi trường liên tưởng và ý nghĩa biểu tượng mà tích cũ, chuyện xưa gợi ra. Trong thơ bang giao Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, đặc điểm sáng tác này xuất hiện qua số lượng, phạm vi, xuất xứ của điển cố và nội dung ý nghĩa, phương thức sử dụng điển cố của tác giả. Từ khóa: Văn học, điển tích, bang giao, thơ sứ trình, thơ bang giao Việt Nam, từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV. 1. MỞ ĐẦU Dùng điển tích, điển cố làm phương diện diễn tả nội dung dường như là một đặc điểm phổ quát trong văn học trung đại. Đây là một loại hình ngôn ngữ đặc biệt, gồm các “chuyện cũ”, “lời xưa” được trích dẫn trong các sách kinh điển đã trở thành mẫu mực cho việc biểu đạt một nội dung nào đó. Bàn về vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc San khẳng định: “Điển cố là viết gọn chuyện cũ lời xưa thành đôi ba câu chữ để đưa vào văn chương, làm cho câu văn hàm súc ngắn gọn, lời ít ý nhiều” [1]. Đồng quan điểm này, tác giả Dương Quảng Hàm cho rằng: “Các văn sĩ Tàu và ta, khi viết văn thường mượn một sự tích xưa hay một câu thơ, câu văn cổ để diễn tình ý của mình nhưng không kể rõ việc ấy hoặc dẫn cả nguyên văn mà chỉ dùng một vài chữ để ám chỉ việc ấy hoặc câu văn ấy. Cách làm ấy có thể gọi chung là dùng điển cố” [2]. Với những nhận định này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra hai dạng thức của cách dùng điển: thứ nhất là mượn “chuyện cũ” (dụng điển), thứ hai là mượn “lời xưa” (lấy chữ). Mượn chuyện cũ tức là dẫn lại tích xưa, chuyện xưa, người đọc qua tích đó hiểu được hàm ý sâu xa của câu thơ, lời thơ. Dùng “lời xưa” là 1 Nhận bài ngày 28.07.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 20.08.2016 Liên hệ tác giả: Trần Thị The; Email: tranthe.ncsk32@gmail.com 42 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI mượn một vài câu chữ trong câu văn, câu thơ cổ để đặt vào câu thơ của mình khiến người đọc phải nhớ lại câu văn câu thơ kia mà hiểu ý. Khả năng truyền đạt nội dung lớn hơn nhiều so với ý nghĩa chứa đựng trong bản thân từ ngữ là đặc điểm nổi bật nhất của các điển tích điển cố. Thơ bang giao là một bộ phận của thi ca trung đại, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thi pháp cũng như quan niệm thẩm mĩ của thời đại, việc dùng điển không là ngoại lệ. Vì thế tìm hiểu thơ bang giao không thể không quan tâm đến điển tích điển cố. Trong thơ bang giao Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, việc sử dụng điển tích điển cố phong phú đa dạng trên các phương diện: số lượng, nguồn gốc xuất xứ, phạm vi, cấp độ ý nghĩa mà điển cố biểu đạt. 2. NỘI DUNG 2.1. Số lượng, xuất xứ, phạm vi của điển cố trong thơ bang giao thế kỉ X - XIV Trong thơ ca bang giao Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, các nhà ngoại giao / thi nhân đều có thói quen “dụng điển”, “lấy chữ”. Tuy nhiên, việc sử dụng điển cố điển tích ở mỗi tác giả là khác nhau. Nhiều thi nhân hay sử dụng điển coi điển là phương thức hữu hiệu để diễn tả tình ý mình như Phạm Sư Mạnh, Hồ Tông Thốc, Trần Mạnh... Có những bài sử dụng tới 7 điển như Ô Giang Hạng Vũ miếu, Đề Hạng Vương từ... Ngược lại có tác giả chú trọng về cảnh sắc thiên nhiên và con người Trung Hoa trong thực tại nên ít sử dụng điển như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn... Đặc biệt, có trường hợp tác giả không sử dụng điển cố như Mạc Ký, Trần Đình Thâm, Nguyễn Cố Phu. Khảo sát 100 bài thơ bang giao giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, ta thấy có 124 điển cố (bao gồm cả “dụng điển” và “lấy chữ”). Chúng có mặt ở hầu khắp các đề tài cả trong thơ đón tiếp sứ thần Thiên triều và thơ đi sứ phương Bắc. Tỉ lệ xuất hiện điển cố trung bình 1,24 điển/ 1 bài. Số lượng này chỉ mang tính ước đoán một cách tương đối do sự phức tạp của việc xác định điển cố trong tác phẩm của mỗi thi nhân. Bởi lẽ trong thơ đề vịnh các nhân vật, địa danh lịch sử, đối tượng đề vịnh cũng đồng thời là những điển văn học mà sứ thần vẫn sử dụng trong các sáng tác trong nước. Trong phần khảo sát này, người viết không xếp những điển chỉ địa danh gắn với các nhân vật lịch sử mà các sứ thần bắt gặp trên đường đi sứ, vì đây cũng là các sự vật hiện tượng diễn ra trong thực tại. Tuy chỉ là ước đoán, nhưng phần nào cũng phản ánh đặc điểm sáng tác của tác giả cũng như vốn kiến thức thông kim bác cổ, sự uyên bác và khả năng xử lí thông tin tinh tế của mỗi thi nhân. Về xuất xứ, các điển cố trong thơ bang giao giai đoạn từ t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm của điển cố trong thơ bang giao Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 41 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐIỂN CỐ TRONG THƠ BANG GIAO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIV Trần Thị The1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Việc sử dụng điển cố tạo ra tính hàm súc khiến cho câu văn, câu thơ “đậm đà lí thú” bởi trường liên tưởng và ý nghĩa biểu tượng mà tích cũ, chuyện xưa gợi ra. Trong thơ bang giao Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, đặc điểm sáng tác này xuất hiện qua số lượng, phạm vi, xuất xứ của điển cố và nội dung ý nghĩa, phương thức sử dụng điển cố của tác giả. Từ khóa: Văn học, điển tích, bang giao, thơ sứ trình, thơ bang giao Việt Nam, từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV. 1. MỞ ĐẦU Dùng điển tích, điển cố làm phương diện diễn tả nội dung dường như là một đặc điểm phổ quát trong văn học trung đại. Đây là một loại hình ngôn ngữ đặc biệt, gồm các “chuyện cũ”, “lời xưa” được trích dẫn trong các sách kinh điển đã trở thành mẫu mực cho việc biểu đạt một nội dung nào đó. Bàn về vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc San khẳng định: “Điển cố là viết gọn chuyện cũ lời xưa thành đôi ba câu chữ để đưa vào văn chương, làm cho câu văn hàm súc ngắn gọn, lời ít ý nhiều” [1]. Đồng quan điểm này, tác giả Dương Quảng Hàm cho rằng: “Các văn sĩ Tàu và ta, khi viết văn thường mượn một sự tích xưa hay một câu thơ, câu văn cổ để diễn tình ý của mình nhưng không kể rõ việc ấy hoặc dẫn cả nguyên văn mà chỉ dùng một vài chữ để ám chỉ việc ấy hoặc câu văn ấy. Cách làm ấy có thể gọi chung là dùng điển cố” [2]. Với những nhận định này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra hai dạng thức của cách dùng điển: thứ nhất là mượn “chuyện cũ” (dụng điển), thứ hai là mượn “lời xưa” (lấy chữ). Mượn chuyện cũ tức là dẫn lại tích xưa, chuyện xưa, người đọc qua tích đó hiểu được hàm ý sâu xa của câu thơ, lời thơ. Dùng “lời xưa” là 1 Nhận bài ngày 28.07.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 20.08.2016 Liên hệ tác giả: Trần Thị The; Email: tranthe.ncsk32@gmail.com 42 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI mượn một vài câu chữ trong câu văn, câu thơ cổ để đặt vào câu thơ của mình khiến người đọc phải nhớ lại câu văn câu thơ kia mà hiểu ý. Khả năng truyền đạt nội dung lớn hơn nhiều so với ý nghĩa chứa đựng trong bản thân từ ngữ là đặc điểm nổi bật nhất của các điển tích điển cố. Thơ bang giao là một bộ phận của thi ca trung đại, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thi pháp cũng như quan niệm thẩm mĩ của thời đại, việc dùng điển không là ngoại lệ. Vì thế tìm hiểu thơ bang giao không thể không quan tâm đến điển tích điển cố. Trong thơ bang giao Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, việc sử dụng điển tích điển cố phong phú đa dạng trên các phương diện: số lượng, nguồn gốc xuất xứ, phạm vi, cấp độ ý nghĩa mà điển cố biểu đạt. 2. NỘI DUNG 2.1. Số lượng, xuất xứ, phạm vi của điển cố trong thơ bang giao thế kỉ X - XIV Trong thơ ca bang giao Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, các nhà ngoại giao / thi nhân đều có thói quen “dụng điển”, “lấy chữ”. Tuy nhiên, việc sử dụng điển cố điển tích ở mỗi tác giả là khác nhau. Nhiều thi nhân hay sử dụng điển coi điển là phương thức hữu hiệu để diễn tả tình ý mình như Phạm Sư Mạnh, Hồ Tông Thốc, Trần Mạnh... Có những bài sử dụng tới 7 điển như Ô Giang Hạng Vũ miếu, Đề Hạng Vương từ... Ngược lại có tác giả chú trọng về cảnh sắc thiên nhiên và con người Trung Hoa trong thực tại nên ít sử dụng điển như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn... Đặc biệt, có trường hợp tác giả không sử dụng điển cố như Mạc Ký, Trần Đình Thâm, Nguyễn Cố Phu. Khảo sát 100 bài thơ bang giao giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, ta thấy có 124 điển cố (bao gồm cả “dụng điển” và “lấy chữ”). Chúng có mặt ở hầu khắp các đề tài cả trong thơ đón tiếp sứ thần Thiên triều và thơ đi sứ phương Bắc. Tỉ lệ xuất hiện điển cố trung bình 1,24 điển/ 1 bài. Số lượng này chỉ mang tính ước đoán một cách tương đối do sự phức tạp của việc xác định điển cố trong tác phẩm của mỗi thi nhân. Bởi lẽ trong thơ đề vịnh các nhân vật, địa danh lịch sử, đối tượng đề vịnh cũng đồng thời là những điển văn học mà sứ thần vẫn sử dụng trong các sáng tác trong nước. Trong phần khảo sát này, người viết không xếp những điển chỉ địa danh gắn với các nhân vật lịch sử mà các sứ thần bắt gặp trên đường đi sứ, vì đây cũng là các sự vật hiện tượng diễn ra trong thực tại. Tuy chỉ là ước đoán, nhưng phần nào cũng phản ánh đặc điểm sáng tác của tác giả cũng như vốn kiến thức thông kim bác cổ, sự uyên bác và khả năng xử lí thông tin tinh tế của mỗi thi nhân. Về xuất xứ, các điển cố trong thơ bang giao giai đoạn từ t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thơ sứ trình Thơ bang giao Việt Nam Đặc điểm của điển cố Văn học trung đại Việt Nam văn học sử yếu Con đường giải mã văn học Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hợp tuyển thi văn Việt Nam (Quyển II): Phần 1
107 trang 48 0 0 -
Nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam: Phần 2
149 trang 25 0 0 -
Hợp tuyển thi văn Việt Nam (Quyển II): Phần 2
163 trang 20 0 0 -
Giáo trình Giảng văn học Việt Nam trong chương trình THCS: Phần 2
136 trang 20 0 0 -
Truyện Đổng Thiên Vương trong Lĩnh Nam chích quái từ góc nhìn tự sự học
11 trang 19 0 0 -
2 trang 18 0 0
-
Dạy học điển cố trong tác phẩm văn học trung đại ở trường phổ thông
4 trang 17 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ nhìn từ quan điểm giới
116 trang 17 0 0 -
Nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam: Phần 1
135 trang 17 0 0 -
Ý thức nữ quyền qua kiến tạo nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh
14 trang 17 0 0