Danh mục

Đặc điểm của Ốc Hương

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 562.09 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hình thái ngoài của Ốc Hương Ốc hương có vỏ mỏng nhưng chắc chắn, dạng bậc thang, tháp vỏ bằng 1/2 chiều dài của vỏ. Da vỏ màu trắng có điểm những hàng phiến vân màu tím, nâu, nâu đậm hình chữ nhật, hình thoi. Trên tầng thân có 3 hàng phiến vân màu, mỗi vòng xoắn ở tháp vỏ chỉ có một hàng. Miệng vỏ có hình bán nguyệt, mặt trong vỏ có màu trắng sứ, lỗ trục vỏ sâu, rõ ràng. b) Sinh thái và phân bố Ốc Hương phân bố chủ yếu ở biển nhiệt đới Ấn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm của Ốc Hương Đặc điểm của Ốc Hương a) Hình thái ngoài Hình 42. Hình thái ngoài của Ốc Hương Ốc hương có vỏ mỏng nhưng chắc chắn, dạng bậc thang, tháp vỏ bằng 1/2 chiều dài của vỏ. Da vỏ màu trắng có điểm những hàng phiến vân màu tím, nâu, nâu đậm hình chữ nhật, hình thoi. Trên tầng thân có 3 hàng phiến vân màu, mỗi vòng xoắn ở tháp vỏ chỉ có một hàng. Miệng vỏ có hình bán nguyệt, mặt trong vỏ có màu trắng sứ, lỗ trục vỏ sâu, rõ ràng. b) Sinh thái và phân bố Ốc Hương phân bố chủ yếu ở biển nhiệt đới Ấn Độ -Thái Bình Dương. Biển Ấn Độ có loài Babylonia spirata và loài Babylonia zeylonica phân bố ở độ sâu 5-20 m nước. Vịnh Thái Lan có loài Babylonia areolata phân bố ở độ sâu 5 - 15 m. Ngoài ra Ốc Hương còn phân bố ở một số vùng biển thuộc Srilanca, Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Việt Nam Ốc Hương phân bố rải rác dọc ven biển từ Bắc đến Nam, trong đó khu vực phân bố chính thuộc các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và đặc biệt nhiều ở Bình Thuận, Vũng Tàu. Ốc Hương trưởng thành sống chủ yếu ở nền đáy cát, cát bùn hoặc cát có pha lẫn vỏ động vật thân mềm. Chúng thường vùi mình trong đáy và chỉ ngoi lên khi đi kiếm mồi. Chất đáy cứng như san hô, đá sỏi, vùng đáy bùn hoặc bùn cát gần cửa sông hoặc bãi bồi không có ốc hương phân bố. ốc hương con thường bắt gặp ở vùng đáy cát có lớp bùn mềm trên bề mặt ở độ sâu thấp hơn so với ốc trưởng thành. Ốc thường vùi tập trung thành đám dày hoặc phân bố rãi rác dưới lớp cát bề mặt. c) Đặc điểm dinh dưỡng Dinh dưỡng của Ốc Hương thay đổi theo giai đoạn phát triển của cơ thể. Giai đoạn phát triển trong bọc trứng, ấu trùng dinh dưỡng chủ yếu bằng noãn hoàng. Hoạt động của cơ quan tiêu hoá chỉ bắt đầu khi ấu trùng veliger nở ra. Ở giai đoạn này ấu trùng có khả năng ăn lọc các loài tảo đơn bào kích thước nhỏ như Nannochloropsis oculata, Chaetoceros mulleri, Chlorella sp.. Hoạt động liên tục của hai cánh tiêm mao không chỉ giúp ấu trùng bơi mà còn tạo dòng nước đưa thức ăn vào miệng. Sau một tuần nở ra, ấu trùng có thể ăn các loài tảo có kích thước lớn hơn như Platymonas sp.. Giai đoạn biến thái là thời gian ấu trùng hoàn thiện cơ quan tiêu hoá để thích nghi với đời sống đáy và phương thức ăn thịt. Thức ăn ưa thích của ốc hương là động vật thân mềm hai vỏ (Trai, Sò, Nghêu, sút, mực...), các loài giáp xác (tôm, cua, ghẹ...), cá. Hệ số thức ăn dao động tuỳ thuộc vào môi trường nuôi, loại thắc ăn sử dụng và giai đoạn sinh trưởng, từ 3,5 - 7,2% (trung bình 5,2%). Lượng thức ăn tiêu thụ trên ngày dao động từ 5 - 22% (trung bình 12%) tuỳ thuộc vào loại thức ăn ưa thích và điều kiện môi trường nuôi. d) Đặc điểm sinh trưởng Sinh trưởng của Ốc Hương thể hiện qua sự lớn lên về kích thước vỏ và trọng lượng cơ thể. Trong diều kiện bình thường sinh trưởng diễn ra một cách liên tục. Tuy nhiên sự lớn lên của Ốc Hương phụ thuộc vào giai đoạn phát triển và nhóm kích thước. - Theo giai đoạn phát triển: + Giai đoạn ấu trùng nổi (veliger): Trong điều kiện nuôi nhân tạo, tốc độ tăng trưởng bình quân và tỷ lệ tăng trưởng được xác định là 26,5m/ngày và 3,98%/ngày. + Giai đoạn ấu trùng bò lê: ốc bắt dầu lớn nhanh. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân ngày giảm dần ở những ngày tiếp theo. Nhìn chung so với các loài động vật thân mềm khác Ốc Hương là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh - Theo nhóm kích thước:Tốc độ tăng trưởng của Ốc Hương ở các nhóm kích thước khác nhau là khác nhau. Ốc có kích thước càng nhỏ thì tốc độ tăng trưởng càng nhanh, nhanh nhất ở nhóm kích thước 1-10 mm và 10-20 mm và chậm nhất, gần như không đáng kể ở nhóm kích thước trên 40 mm. Điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng của động vật nói chung và động vật thân mềm nói riêng: thời kỳ nhỏ tăng trưởng nhanh về kích thước, thời kỳ lớn tăng trưởng nhanh về trọng lượng, thời kỳ thành thục sinh dục hầu như không tăng trưởng, năng lượng chủ yếu dùng cho tích luỹ sinh dục và sinh sản. e) Đặc điểm sinh sản - Giới tính: Ốc Hương là loài có giới tính phân biệt và thụ tinh trong. Quan sát vỏ ngoài không thể phân biệt ốc đực ốc cái. Đặc điểm phân biệt chính để phân biệt giữa con đực và con cái như sau: Cơ quan Ốc đực Ốc cái Cơ quan sinh dục Gai giao cấu Lỗ sinh dục Tuyến sinh dục Màu nâu tối Màu vàng cam Tuyến Albumin Không có Có Tuyến sinh bọc Không có Có trứng ống dẫn tinh Có Không có Buồng thụ tinh Không có Có Trong đó 2 đặc điểm dễ quan sát nhất để phân biệt đực, cái qua hình dạng bên ngoài là: - Con đực có gai giao cấu ở gốc xúc tu phải, đó là một nếp thịt có thể co giãn, nối với một ống dẫn nhỏ đi từ tuyến sinh dục. - Con cái có lỗ sinh dục ở mặt dưới bàn chân, cách 1/4 chiều dài bàn chân. Tỷ lệ giới tính trung bình được xác định là 1: 1,49 . Hình 42. Đặc điểm hình thái giới tính của ốc hương B. areolata A. ốc đực; B. ốc cái; pn: Gai giao cấu; fo: Lỗ sinh dục - Kích thước sinh sản lần đầu: Kích thước sinh sản lần đầu của ốc hương tự nhiên được xác định trong khoảng từ 40- 50 mm chiều cao vỏ và không khác nhau nhiều về kích thước giữa con đực và con cái. Ốc Hương nuôi trong bể xi măng từ con giống nhân tạo đẻ trứng lần đầu sau 7 tháng tính từ khi mới nở ở kích thước 40 -51 mm (trung bình 43,9 mm) đối với con cái và 37 - 49 mm (trung bình 43,9 mm) đối với con đực. - Tập tính sinh sản: Trong mùa sinh sản, Ốc thường kết cặp vào chiều tối và ban đêm trước khi đẻ trứng. Tinh trùng của con đực theo ống dẫn tinh qua gai giao cấu chuyển sang cơ thể con cái và giữ lại trong buồng thụ tinh. Trứng thành thục giai đoạn 4 theo ống dẫn trứng ra buồng thụ tinh và tại đây gặp tinh trùng và được thụ tinh trước khi đẻ ra ngoài. Ốc đẻ lần lượt từng bọc trứng và chúng thường vài chục bọc trong một lần đẻ. Ốc di chuyển dần sau mỗi lần đẻ một bọc trứng và bọc trứng đẻ ra dính vào đáy cát tạo thành những dãi bọc trứng liên tiếp. Ốc đẻ trứng vào ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: